Dấu hiệu có tính chất lừa dối không thể đăng ký là nhãn hiệu

Paris logo

Dấu hiệu có tính chất lừa dối hoặc gây nhầm lẫn khi sử dụng thì không được đăng ký bảo hộ như một nhãn hiệu cho các hàng hóa và dịch vụ.

Quy định chung về dấu hiệu có tính chất lừa dối

Một dấu hiệu được xem là có tính chất lừa dối là khi sử dụng trong thương mại gắn với hàng hóa và dịch vụ liên quan sẽ mang đến thông tin sai lệch hoặc gây nhẫm lẫn về hàng hóa và dịch vụ đó. Đặc điểm lừa dối hoặc gây nhầm lẫn của dấu hiệu phải là rõ ràng nếu nhãn hiệu được gắn với hàng hóa và dịch vụ có liên quan. Về điểm này, thông tin mang tính lừa dối và gây nhầm lẫn được truyền tải bởi dấu hiệu liên quan đến bản chất, đối tượng, chất lượng, nguồn gốc địa lý, số lượng, kích thước, mục đích, lợi ích, giá trị hoặc những đặc tính khác có liên quan của hàng hóa và dịch vụ.

Dấu hiệu mà chỉ đơn thuần gợi lên hoặc ám chỉ những đặc tính có thể hoặc suy đoán của hàng hóa thì không nên đưa ra từ chối về tính lừa dối. Ví dụ, một dấu hiệu có từ “THANH KHIẾT” không nên được coi là có tính chất lừa dối đối với những thực phẩm không có chất béo hoặc không cholesterol dựa trên những lập luận cho rằng các loại thực phẩm như vậy không liên quan đến “THANH KHIẾT”. Nhãn hiệu này sẽ được xem như là một dấu hiệu tưởng tượng hoặc một dấu hiệu chỉ đơn thuần ý ám chỉ những đặc tính khác của hàng hoá.

Từ chối việc đăng ký bảo hộ nên được quyết định không chỉ khi dấu hiệu đó thực sự có tính chất lừa dối hay là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng mà còn cả khi phát hiện bất cứ nguy cơ nào có khả năng khiến cho người tiêu dùng bị lừa dối hoặc nhầm lẫn nếu nhãn hiệu được sử dụng trong thương mại.

Cơ sở đánh giá tính lừa dối của dấu hiệu

Khi đánh giá tính lừa dối của dấu hiệu, thẩm định viên nên tiếp cận dựa trên những giả định sau:

(a) Chủ sở hữu của nhãn hiệu sẽ không cố tình tìm cách đánh lừa người tiêu dùng khi sử dụng nhãn hiệu của họ; đúng hơn, nếu các dấu hiệu có thể được sử dụng theo cách không gây lừa dối người tiêu dùng thì có thể coi dấu hiệu sẽ được sử dụng theo cách đó.

(b) Người tiêu dùng thông thường sẽ chú ý, thận trọng và không dễ dàng để bị lừa dối. Một dấu hiệu nên bị từ chối vì mang tính chất lừa dối chỉ khi rõ ràng nó mâu thuẫn với những đặc tính của hàng hóa và dịch vụ và làm thất vọng kỳ vọng chính đáng của người tiêu dùng dựa trên ý nghĩa đầu tiên của nhãn hiệu được sử dụng với hàng hóa hoặc dịch vụ và xem xét các thông lệ thị trường thông thường và nhận thức của người tiêu dùng trong thị trường đó.

Trường hợp chủ nhãn hiệu không cố tình đánh lừa người tiêu dùng

Khi áp dụng giả định đầu tiên theo mục (a) ở trên, không nên đưa ra từ chối nếu những thông số kỹ thuật của hàng hóa và dịch vụ là đủ khái quát để cho phép nhãn hiệu gắn với hàng hoá và dịch vụ đó, theo đó các dấu hiệu sẽ không mang tính chất lừa dối và gây nhầm lẫn. Ngược lại, nếu danh sách các hàng hóa và dịch vụ được giới hạn trong một số ít những hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và các dấu hiệu có thể mang tính lừa dối hoặc gây nhầm lẫn đối với tất cả các hàng hóa và dịch đó thì việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ là cần thiết.

Ví dụ, một nhãn hiệu có chứa từ “VÀNG” có thể được đăng ký cho “đồng hồ và thiết bị bấm giờ”, những sản phẩm này có thể được làm bằng vàng hoặc không. Tuy nhiên, nhãn hiệu này không nên được chấp nhận đối với hàng hóa có đặc điểm được giới hạn là “đồ trang sức kỳ ảo và không quý giá” vì ý nghĩa của từ “VÀNG” trong nhãn hiệu sẽ mâu thuẫn trực tiếp với bản chất của hàng hóa sử dụng nhãn hiệu này.

Tương tự như vậy, nhãn hiệu “The Coffee Bean & Tea Leaf” có thể được đăng ký sử dụng đối với các hàng hoá và dịch vụ khác cà phê hoặc trà, ví dụ như các loại nước ép trái cây tươi. Sử dụng như vậy sẽ không gây ra sự lừa dối cho người tiêu dùng có liên quan.

Trường hợp người tiêu dùng không dễ bị lừa dối

Khi áp dụng các giả định thứ hai theo mục (b) ở trên, nhãn hiệu có chứa các từ ngữ mà không làm phát sinh bất kỳ vọng nào về hàng hóa thì không nên bị từ chối, vì từ được sử dụng là khái niệm không liên quan đến những hàng hóa đó. Trường hợp những thông số kỹ thuật trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm một loạt hàng hóa và dịch vụ khác nhau, thì thẩm định viên chỉ nên từ chối những hàng hóa và dịch vụ mà việc sử dụng nhãn hiệu đó rõ ràng là lừa dối và gây nhầm lẫn.

Phần còn lại của hàng hóa hoặc dịch vụ có thể được duy trì và nhãn hiệu có thể được đăng ký với đặc tính bổ sung.

Ví dụ, nhãn hiệu “BLUE MOUNTAIN BEER” được gắn cho các mặt hàng sau:

  • Bia, bia ales;
  • Sản phẩm thay thế bia;
  • Nước khoáng;
  • Đồ uống không có cồn khác;
  • Sinh tố và nước ép trái cây;
  • Xi rô và các chế phẩm để làm đồ uống.

Nhãn hiệu này có khả năng lừa dối hặc gây nhầm lẫn đối với “sản phẩm thay thế bia” bởi người tiêu dùng dựa vào nhãn hiệu này để xác định sản phẩm “bia” với những sản phẩm khác, nhưng nó lại không như vậy.

Việc từ chối bảo hộ cũng có thể được đưa ra đối với “Bia ales” nếu sử dụng nhãn hiệu “BLUE MOUNTAIN BEER”, tại quốc gia có liên quan và xem xét nhận thức, thói quen của người tiêu dùng thông thường về bia và bia ales, cách thức mà các hàng hoá thường được cung cấp hoặc bày bán trong các cửa hàng, có khả năng làm phát sinh nhầm lẫn khi quyết định mua hàng của người tiêu dùng (tức là mua bia ale vì nhầm lẫn tin rằng đó là bia thông thường).

Tương tự như vậy, nhãn hiệu “Chuối sấy ABC” sẽ được chấp nhận đăng ký đối với các sản phẩm sấy thông thường. Tuy nhiên, nếu danh sách các mặt hàng bao gồm “xoài sấy” thì việc từ chối về khả năng gây lừa dối nên được đưa ra.

Dấu hiệu có tính chất lừa dối về địa lý

Dấu hiệu có chứa yếu tố là giới hạn địa lý hay có ý nghĩa địa lý thì nên bị từ chối nếu yếu tố đó làm cho những người tiêu dùng hiểu lầm về nguồn gốc địa lý hay xuất xứ thực sự của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Nguồn gốc địa lý thực sự của hàng hóa có thể được đưa ra như một tham chiếu cụ thể trong các danh mục hàng hóa và dịch vụ do chủ đơn cung cấp, hoặc có thể được dựa trên những kiến thức thông thường và nhận thức hợp lý của các khu vực liên quan của người tiêu dùng.

Ví dụ, dấu hiệu có chứa các từ “PEPITA – CAFÉ DO BRASIL” sẽ bị từ chối nếu nhãn hiệu này sử dụng cho cà phê không có nguồn gốc từ Brazil. Đây là trường hợp mà các thông số kỹ thuật của hàng hóa gắn với nhãn hiệu trên đề cập rõ ràng đến cà phê có nguồn gốc khác từ Brazil, ví dụ, “cà phê trộn từ hạt cà phê châu Phi”. Ngược lại, nếu các thông số kỹ thuật của hàng hóa đề cập một cách khái quát, ví dụ, “cà phê và sản phẩm từ cà phê”, nhãn hiệu sẽ không ưu tiên truyền tải bất kỳ thông điệp lừa dối hoặc gây nhầm lẫn nào. Trong trường hợp này, các thẩm định viên nên coi rằng nhãn hiệu trong thực tế sẽ sử dụng trên cà phê và các sản phẩm từ cà phê có nguồn gốc từ Brazil.

Tuy nhiên, trong một trường hợp đặc biệt khi thẩm định viên thấy rằng – đối với cộng đồng tại đất nước có liên quan – chỉ dẫn tham chiếu về địa lý chứa đựng trong các dấu hiệu đủ mạnh để truyền đạt nhận thức sai lầm về nguồn gốc của hàng hóa, thẩm định viên có thể đưa ra từ chối hoặc yêu cầu cho một hạn định để chứng thực đơn đăng ký. Ví dụ, các thẩm định viên có thể yêu cầu thông số kỹ thuật của hàng hóa phải ghi rõ “cà phê và sản phẩm từ cà phê” có nguồn gốc từ Brazil.

Nếu sau khi đăng ký, nhãn hiệu được sử dụng trong thương mại gây ra sự lừa dối hoặc nhầm lẫn cho người tiêu dùng, hành động pháp luật khác sẽ được thực hiện, bao gồm cả việc làm mất hiệu lực hay hủy bỏ đăng ký hoặc cấm sử dụng nhãn hiệu đó.

Ví dụ về một trường hợp gây lừa dối nếu đơn đăng ký nhãn hiệu “KALINGA GOLD” được nộp cho sản phẩm cà phê được làm từ cà phê không có nguồn gốc từ các khu vực sản xuất cà phê của Kalinga, ở phía bắc của Philippines. Nhãn hiệu đó sẽ không tránh khỏi việc gây lừa dối nếu được gắn với hàng hoá mà không phù hợp với mong chờ của người dân ở Philippines về việc bày bán sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu đó.

Ví dụ khác, nhãn hiệu “SWISSTIME” nên được coi là lừa dối, nếu được sử dụng cho đồng hồ nhưng lại không có liên quan nào tới Thụy Sĩ. Công chúng sẽ cho rằng yếu tố địa lý “Swiss” chỉ ra một kết nối chính xác đến quốc gia đó và sẽ bị lừa dối nếu kết nối đó không tồn tại.

Dấu hiệu chỉ đơn thuần gợi lên hoặc ám chỉ về nguồn gốc địa lý có thể hoặc suy đoán của hàng hóa thì không nên đưa ra từ chối về việc mang tính lừa dối. Ví dụ, một nhãn hiệu cho hàng may mặc hoặc đặc sản có chứa tên nước ngoài như “TOSHIRO”, “ANNUNZIATA” hoặc “BORIS” thì không nên coi là gây hiểu lầm chỉ vì những cái tên này có thể ám chỉ đến các nước Nhật Bản, Ý và Nga.

Liên quan đến những dấu hiệu về hình vẽ hoặc trộn lẫn bởi những công trình kiến trúc, những kết cấu, những tòa nhà hoặc những đặc điểm địa hình nổi tiếng, nó có thể hoàn toàn hoặc một phần mang tính chất lừa dối phụ thuộc vào ấn tượng và nhận thức của người tiêu dùng thông thường đối với hàng hóa và dịch vụ gắn nhãn hiệu đó.

Nếu nhãn hiệu có chứa một hình ảnh gắn liền với một quốc gia, vùng miền hay địa điểm cụ thể là nguồn gốc địa lý chính đáng cho hàng hóa, nhưng những thông số kỹ thuật của hàng hóa lại chỉ ra hàng hóa đó có một nguồn gốc xuất xứ khác thì nhãn hiệu này nên bị coi là mang tính chất lừa dối.

Ví dụ, nhãn hiệu sau đây chứa tham chiếu rõ ràng đến một vị trí địa lý, đó là thành phố Paris, Pháp (Châu Âu).

Olle logo

Nếu các thông số kỹ thuật của hàng hóa gắn nhãn hiệu này được giới hạn chỉ bao gồm “nước hoa, tinh dầu và mỹ phẩm có nguồn gốc từ châu Á”, thì nhãn hiệu này sẽ bị từ chối vì lý do mang tính chất lừa dối. Công chúng sẽ bị lừa dối vì nó có một sự mâu thuẫn giữa các thông tin được truyền tải bởi dấu hiệu này (nguồn gốc tuyên bố của hàng hoá là từ thành phố Paris) và nơi xuất xứ thực tế của hàng hóa (tức là châu Á như đã nêu).

Tương tự như vậy, nhãn hiệu sau đây chứa chỉ dẫn rõ ràng về một vị trí địa lý là thành phố Rome, Ý (Châu Âu).

espresso roma logo

Nếu các thông số kỹ thuật của hàng hóa là “cà phê và các sản phẩm cà phê sản xuất tại Colombia”, thì từ chối nên được đưa ra vì gây ra sự lừa dối bởi Ý được biết đến như là một địa điểm nổi tiếng về các cửa hàng rang cà phê và sản phẩm từ cà phê, và những tham chiếu đến Rome là một chỉ dẫn về nguồn gốc trong tâm trí của một người tiêu dùng cà phê thông thường.

Ở Việt Nam các hình ảnh sau đây được coi là mang tính chất lừa dối địa lý gắn với các hàng hóa không có nguồn gốc từ các nước được chỉ dẫn trong các dấu hiệu:

Japan Door Logo
Đơn số 4-2008-20839 – Nhóm 09 Cửa quay tự động.

Tham chiếu chứng thực chính thức đối với dấu hiệu có tính chất lừa dối

Dấu hiệu sẽ bị từ chối đăng ký bảo hộ như nhãn hiệu nếu nó có chứa chỉ dẫn rõ ràng các hàng hóa hoặc dịch vụ đã nhận được ủy quyền hoặc chứng thực chính thức từ một cơ quan công, nhà chức trách hoặc tổ chức pháp luật.

Dấu hiệu đề cập đến một tổ chức giả định hay có sự xuất hiện của các chứng thực chính thức là tham chiếu chung chung của một vị trí hay cơ quan, sẽ không có đủ lý do để coi dấu hiệu đó là mang tính lừa dối.

Ví dụ, một dấu hiệu có chứa các từ “Kiểm tra quyền”, “Chất lượng xuất khẩu” hoặc “Tiêu chuẩn quốc tế” mà không đề cập cụ thể đến bất kỳ cơ quan hoặc tổ chức nào thì không nên coi là mang tính lừa dối.

Mặt khác, một dấu hiệu có chứa từ “Tiêu chuẩn HALAL”, “Chứng nhận ISO”, hoặc “Kiểm tra – BSI” không nên được chấp nhận đăng ký bảo hộ, nếu các tổ chức có tên trong các nhãn hiệu đó có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn/chứng nhận đó và không đồng ý cho việc sử dụng dấu hiệu này. Trường hợp pháp luật quy định về các hạn chế pháp lý liên quan đến đăng ký của bên thứ ba về các dấu hiệu có chứa tên hoặc chữ viết tắt, thẩm định viên có thể không cho phép đăng ký ngay cả khi người nộp đơn được sự đồng ý của các tổ chức có liên quan.

Tại Malaysia có trường hợp tương tự về việc từ chối những nhãn hiệu có chứa những từ: “HALAL”, “BUATAN MALAYSIA”“1MALAYSIA”.

Tại Việt Nam các dấu hiệu sau đây không được chấp nhận vì chúng gây lừa dối đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn:

  • “Công nghệ Nhật Bản”;
  • “Tiêu chuẩn Đức”;
  • “Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao”;

Tương tự như vậy, nhãn hiệu có: “Chứng nhận hữu cơ” có thể được hiểu để chỉ sản phẩm đã được kiểm tra là phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ bởi một số cơ quan có thẩm quyền. Đây không phải là trường hợp thẩm định viên nên từ chối đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào.

Nếu dấu hiệu đã nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu hoặc bao gồm một dấu hiệu trước đó đã được bảo hộ bởi một bên thứ ba (công khai hoặc tư nhân) như là một nhãn hiệu chứng nhận, dấu hiệu kiểm soát chất lượng hoặc tiêu chuẩn tuân thủ khác, thì thẩm định viên nên đưa ra từ chối.

Ngoài các dấu hiệu có tính chất lừa dối, một số dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu;
  4. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  5. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  6. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  7. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  8. Dấu hiệu thể hiện sự tán dương;
  9. Dấu hiệu có yếu tố nhà nước;
  10. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  11. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  12. Hình dáng sản phẩm có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật;
  13. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  14. Nhãn mác và khung phổ biến;
  15. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  16. Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, chung chung;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50