Dấu hiệu thể hiện sự tán dương không thể đăng ký nhãn hiệu

Like logo

Các thuật ngữ tán dương là các thuật ngữ thể hiện các đặc điểm được mong muốn hoặc nổi trội của các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. Các thuật ngữ này áp dụng hoặc dẫn chiếu trực tiếp tới hàng hóa hoặc dịch vụ, nên thể hiện khả năng và mô tả được các hàng hóa hoặc dịch vụ.

Các dấu hiệu thể hiện sự tán dương nên được xem như các thuật ngữ mô tả, bất kể liệu các dấu hiệu này có đúng, có thể xác định được, có tính suy đoán, phóng đại, không hợp lý hoặc hoàn toàn sai hay không. Như các dấu hiệu mô tả, các dấu hiệu này nên bị từ chối bảo hộ làm nhãn hiệu.

Ví dụ các dấu hiệu thể hiện sự tán dương nên bị từ chối tính mô tả như:

“SUPER”, “SUPREME”, “BEST”, “EXTRA FINE”, “FIRST”, “PRIME”,
“MODERN”, “ULTIMATE”, “PREMIUM”.

Một thuật ngữ mà chỉ đơn giản mang nghĩa chung chung và tích cực nhưng không trực tiếp “mô tả” hàng hóa hoặc dịch vụ thì không nên được xem là có tính mô tả trên cơ sở thể hiện sự tán dương như nêu trên. Ví dụ, những từ như “HEAVENLY”, “KUDOS”, hoặc “GLORY” không nên được xem như có tính tán dương hoặc có tính mô tả.

Một dấu hiệu hình cũng có thể được xem như có tính tán dương hoặc tính mô tả. Ví dụ, dấu hiệu hình sau được cho là có tính mô tả vì nó nói chung được công chúng hiểu với nghĩa “tốt”, “tối ưu”, “số một”:

Like logo
đối với “giấy” – Đơn số 4-2004-01831

Các cụm từ và khẩu hiệu quảng cáo có tính mô tả

Một cụm từ hoặc khẩu hiệu quảng cáo nên bị từ chối khi đăng ký nhãn hiệu nếu cụm từ này có tính mô tả. Đó là trường hợp khi cụm từ truyền tải trực tiếp thông tin về các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, cụ thể thể hiện được bản chất, chủng loại, chất lượng, mục đích dự tính, giá trị thương mại, giá cả và các đặc điểm khác của hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc những gì cụm từ này cung cấp cho công chúng.

Cơ sở này cũng được áp dụng để từ chối nếu các cụm từ hoặc khẩu hiệu có tính tán dương hoặc mô tả hoặc tán dương chất lượng, lợi ích hoặc các tính chất thực hoặc được cho là thực của hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ về các khẩu hiệu có tính mô tả hoặc có tính tán dương như:

“Melts in your mouth, not in your hands” (đối với các sản phẩm sô-cô-la) – Tạm dịch: Tan ngay trong miệng, không phải trong tay bạn.

“We put safety first” (đối với các phương tiện và ô-tô) – Tạm dịch: Chúng tôi đặt sự an toàn lên hàng đầu.

“First of the class” – Tạm dịch: Đẳng cấp nhất.

“Number one – now and always” – Tạm dịch: Số 1 – bây giờ và mãi mãi.

“Buy the Number One in the market” – Tạm dịch: Mua sản phẩm tốt nhất trên thị trường.

“Coffee/chocolate/fruit product… at its best!” (đối với cà phê, sô-cô-la hoặc trái cây) – Tạm dịch: Cà phê/sô cô la/sản phẩm trái cây… tốt nhất!

“Only the best for you!” – Tạm dịch: Dành sự tốt nhất cho bạn.

“We do fashion like no others” (đối với quần áo, kính, trang sức) – Tạm dịch: Chúng tôi khác biệt khi làm thời trang.

Một khẩu hiệu hoặc cụm từ có tính mô tả hoặc tán dương có thể thể hiện tính phân biệt bằng cách kết hợp các yếu tố từ hoặc hình có đủ tính phân biệt.

Your eyes deserve the best
01008384 – US POINT VISION CARE GROUP SDN. BHD

Ngoài dấu hiệu thể hiện sự tán dương, một số dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu;
  4. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  5. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  6. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  7. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  8. Dấu hiệu có tính chất lừa dối;
  9. Dấu hiệu có yếu tố nhà nước;
  10. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  11. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  12. Hình dáng sản phẩm có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật;
  13. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  14. Nhãn mác và khung phổ biến;
  15. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  16. Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, chung chung;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50