Hình dáng có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật không thể bảo hộ nhãn hiệu

Hình dáng có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật không thể bảo hộ nhãn hiệu

Hình dáng của một sản phẩm hay bao bì, đồ chứa sản phẩm được tạo ra từ yêu cầu về chức năng hoặc tạo ra hiệu quả kỹ thuật, bao gồm bất kỳ lợi thế về kinh tế hay thực tiễn nào cho sản lượng hay quy trình sản xuất, sẽ được xem là không có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ trong thương mại và không có chức năng của một nhãn hiệu. Thẩm định viên phải từ chối đối với những hình dáng ba chiều như vậy, bất kể là loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Đặc điểm của hình dáng mà đáp ứng được những yêu cầu về chức năng hay mang lại một hiệu quả hay lợi thế về mặt kỹ thuật có thể xem là “giải pháp kỹ thuật” hoặc sáng chế. Là một vấn đề chính sách công, một hình dáng được quyết định bởi mặt kỹ thuật chỉ nên được trao độc quyền sở hữu trí tuệ thông qua hệ thống sáng chế (hoặc giải pháp hữu ích), trong đó có tập hợp các điều kiện và yêu cầu pháp lý riêng để đánh giá khả năng dành độc quyền cho hình dáng như vậy.

Hệ thống sáng chế có những điều kiện cụ thể đối với việc bảo hộ các giải pháp kỹ thuật và sẽ không trao độc quyền cho những công nghệ không đáp ứng được những điều kiện này. Hơn nữa, khi được cấp bằng độc quyền sáng chế, thời hạn hiệu lực thường không vượt quá thời hạn chuẩn là 20 năm, sau đó công nghệ bộc lộ trong sáng chế đó sẽ thuộc về sở hữu công cộng.

Nếu hình dáng xác định mang tính kỹ thuật của sản phẩm được trao độc quyền thông qua hệ thống nhãn hiệu, giải pháp kỹ thuật (sáng chế và giải pháp hữu ích) có thể nằm trong quyền kiểm soát tư nhân vô thời hạn nếu nhãn hiệu được gia hạn bảo hộ. Việc sở hữu vĩnh viễn những hình dáng có tính chức năng như thế sẽ đi ngược lại với mục đích của chính sách công là luôn tạo thuận lợi cho việc phổ biến và tiếp cận công nghệ mới bằng cách đưa các giải pháp kỹ thuật thành sở hữu công cộng càng sớm càng tốt.

Thẩm định viên phải phản đối đơn nếu các đặc điểm chính của hình dáng mang tính chất chức năng, ngay cả khi hình dáng đó bao gồm những đặc điểm khác không có bản chất chức năng hay kỹ thuật. Một hình dáng sản phẩm nên được xem xét là có tính chất chức năng và bị từ chối đơn, trong bất kỳ trường hợp nào mà những yếu tố thiết yếu của hình dáng đó có hiệu quả mang tính kỹ thuật, kinh tế, thương mại hay thực tiễn liên quan đến sản phẩm.

Khi nào hình dáng sản phẩm được xem là có tính chức năng?

Một hình dáng được xem là có tính chức năng trong những trường hợp sau đây, cụ thể:

  • Hình dáng là cần thiết để cho phép sản phẩm được sử dụng cho mục đích mong đợi của nó, hoặc là một hình dáng thân thiện với người dùng của sản phẩm.
  • Hình dáng cho phép sản xuất hoặc lắp ráp hàng hóa một cách hiệu quả và kinh tế hơn (ví dụ như tiết kiệm nguyên liệu hoặc năng lượng).
  • Hình dáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hay lưu trữ hàng hóa.
  • Hình dáng cho sản phẩm có hiệu suất và hoạt động tốt hơn và độ bền cao hơn.
  • Hình dáng cho phép sản phẩm phù hợp hoặc kết hợp được với sản phẩm khác.

Một hình dáng được bộc lộ và được yêu cầu bảo hộ trong tài liệu sáng chế hoặc trong tài liệu kỹ thuật liên quan đến loại sản phẩm mà định đăng ký nhãn hiệu, phải được xem là có tính chức năng bởi vì đối tượng yêu cầu bảo hộ trong tài liệu sáng chế phải được coi là một giải pháp kỹ thuật.

Những căn cứ từ chối tuyệt đối dựa trên tính chức năng cũng không thể bỏ qua kể cả trong trường hợp hình dáng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về khả năng phân biệt. Trên thực tế ngay cả khi hình dáng mang tính chức năng được người tiêu dùng thừa nhận như một chỉ dẫn về xuất xứ thương mại của hàng hóa, hoặc được xem là có khả năng phân biệt, hình dáng đó cũng không thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.

Ví dụ, các hình dáng sau đây của sản phẩm bị từ chối nhãn hiệu đối với các sản phẩm tương ứng, trên cơ sở tính chức năng:

Nếu một hình dáng có tính chất chức năng vì nó mang lại một hiệu quả kỹ thuật hay lợi thế về chức năng (bao gồm cả ở khâu sản xuất, lắp ráp, vận chuyển hay sử dụng sản phẩm cho mục đích thiết kế) thì vẫn sẽ bị từ chối đơn, ngay cả khi có những hình dáng khác có thể mang lại tính chức năng tương đương hoặc mang lại lợi thế hoặc hiệu ứng tương tự.

Ví dụ, các hình dáng sau đây là một bộ phận của một sản phẩm (đầu dao cạo điện) được xem là có tính chức năng và do đó không được đăng ký dù thực tế là tồn tại những hình dáng khác cho cùng loại sản phẩm:

Đầu dao cạo điện
Đầu dao cạo điện

Hình dáng ba chiều sau đây được xem là có tính chức năng hoặc mang lại một hiệu quả kỹ thuật, và đã bị từ chối đăng ký nhãn hiệu:

Hộp đựng trang sức, đồng hồ
Đơn số 4-2012-26667

Một loại hình dáng mang tính chức năng cũng không thích hợp cho việc đăng ký nhãn hiệu như hoa văn bề mặt vì chúng có chức năng cung cấp độ bám, sức kéo hoặc hiệu ứng vật lý, kỹ thuật khác. Thực tế là những hoa văn bề mặt như vậy có thể mang tính thẩm mỹ hoặc trang trí nhưng không thể tránh được việc bị từ chối đơn do mang tính chức năng, tùy trường hợp.

Ví dụ, các hoa văn bề mặt sau không được bảo hộ nhãn hiệu cho lốp xe hoặc giày chạy:

Hình dáng mà bổ sung giá trị nội tại cho sản phẩm cũng được xem là có tính chất chức năng và phải cho phép tất cả các đối thủ cạnh tranh sử dụng. Điều này phù hợp với chính sách công nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và ngăn chặn độc quyền đối với những hình dáng có giá trị kinh tế, và sự canh tranh sẽ mang lại một nguồn cung sản phẩm lớn hơn cho công chúng với giá cả rẻ hơn.

Ví dụ, các hình dáng được sử dụng để cắt ngọc và đá quý để chúng có thể phản chiếu ánh sáng tốt hơn hoặc trông sáng hơn đã thêm giá trị nội tại cho đá quý và đồ trang sức. Trên thực tế, việc cắt cụ thể một viên ngọc là một trong những yếu tố quan trọng xác định giá trị thương mại của hàng hoá đó. Một loại đá quý mà không được đưa ra các hình dáng đúng sẽ mất đi giá trị thương mại của nó. Do đó hình dáng như vậy được xem là có tính chất chức năng và theo đó, nếu đưa ra một hình dáng khác cho sản phẩm đó, sản phẩm sẽ không cho chức năng như mong muốn.

Ví dụ, các hình dáng ba chiều minh họa dưới đây không được đăng ký nhãn hiệu cho đá quý hoặc đồ trang sức:

Đá quý
Đá quý

Ngoài hình dáng có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật, những dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu;
  4. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  5. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  6. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  7. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  8. Dấu hiệu thể hiện sự tán dương;
  9. Dấu hiệu có tính chất lừa dối;
  10. Dấu hiệu có yếu tố nhà nước;
  11. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  12. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  13. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  14. Nhãn mác và khung phổ biến;
  15. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  16. Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, chung chung;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50