Dấu hiệu Nhà nước và Dấu hiệu chính thức không thể đăng ký là nhãn hiệu

Quốc kỳ Việt Nam

Dấu hiệu Nhà nước & Dấu hiệu chính thức của các quốc gia hoặc các tổ chức liên chính phủ không thể được đăng ký như là một nhãn hiệu. Đó là các dấu hiệu có chứa quốc kỳ, quốc huy, các biểu tượng và ký hiệu khác của các nước hoặc các tổ chức được công nhận thì không thể được đăng ký như là một nhãn hiệu, trừ khi người nộp đơn đưa ra bằng chứng cho thấy Nhà nước hoặc tổ chức liên quan đã có sự ủy quyền cho việc đăng ký này. Đặc biệt, các dấu hiệu chính thức sau đây:

  1. Quốc huy;
  2. Quốc kỳ;
  3. Các biểu tượng khác của quốc gia;
  4. Các dấu hiệu kiểm tra xác nhận và bảo đảm chính thức được thừa nhận bởi chính phủ các nước; có thể gồm có “thương hiệu quốc gia”, cái mà Nhà nước hoặc một đại diện cơ quan Nhà nước đã thừa nhận như một dấu hiệu kiểm tra xác nhận chính thức cho hàng hóa và dich vụ cụ thể.
  5. Tên và chữ cái viết tắt của các tổ chức liên chính phủ quốc tế;
  6. Huy hiệu của các tổ chức liên chính phủ quốc tế;
  7. Cờ của các tổ chức liên chính phủ quốc tế;
  8. Các biểu tượng khác của các tổ chức liên chính phủ quốc tế;
  9. Bất kỳ mô phỏng nào của các huy hiệu đã đề cập ở trên;

Lý do từ chối cấp văn bằng dựa trên quy định của Điều 6ter của Công ước Paris về việc thông báo cho nhau các biểu tượng và dấu hiệu chính thức của các quốc gia, tên và biểu tượng của các tổ chức liên chính phủ. Các dấu hiệu và biểu tượng được truyền tải thông qua Điều 6ter có thể được tìm thấy trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của WIPO.

Các cơ quan chức năng Sở hữu trí tuệ quốc gia được yêu cầu để bảo vệ một cách mặc nhiên các dấu hiệu và biểu tượng đã được thông báo để chống lại việc đăng ký trái phép như một nhãn hiệu hay một phần của nhãn hiệu (trừ khi chúng có thông báo về việc từ chối theo cách thức quy định riêng). Quốc kỳ không cần phải được thông báo để hưởng lợi từ sự bảo vệ này.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải bị từ chối đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ có trong đơn. Tuy nhiên, đối với các dấu hiệu kiểm tra xác nhận và bảo đảm chính thức thì việc từ chối bởi thẩm định viên được giới hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp khi dấu hiệu có chứa chúng được nhằm để sử dụng trên hàng hoá cùng loại hoặc tương tự.

Sau đây là những ví dụ về các dấu hiệu được thông báo theo Điều 6ter của Công ước Paris, nó không thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu, trừ khi người nộp đơn đưa ra bằng chứng cho thấy các cơ quan quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có thẩm quyền đã cho phép đăng ký:

Thẩm định viên nên đưa ra từ chối chống lại bất kỳ nhãn hiệu nào có chứa mô phỏng của một huy hiệu, quốc kỳ hoặc dấu hiệu chính thức nào khác mà có thể dễ dàng nhận ra việc bắt chước trong dấu hiệu đó. Ví dụ, các dấu hiệu sau đây có chứa biểu tượng hoặc bắt chước những biểu tượng đó nên bị từ chối đăng ký bảo hộ như một nhãn hiệu:

Các dấu hiệu sau đây đã bị từ chối đăng ký bảo hộ như một nhãn hiệu tại Việt Nam vì sự tương đồng so với quốc kỳ của Cộng hòa Guinea:

Guinea logo
Đơn số 4-2008-26144

Tương tự như vậy, việc đăng ký của các nhãn hiệu sau đây đã được tuyên bố vô hiệu bởi một tòa án ở Hà Lan vì nó không có sự cho phép sử dụng đối với biểu tượng quốc gia Thụy Sĩ.

swiss sense logo
Thương hiệu Swiss Sense của chuỗi cửa hàng giường ngủ Hà Lan đã phải đổi tên sau khi tòa án quyết định nhãn hiệu này vi phạm bằng sáng chế Swiss Flex. Nếu không thay đổi tên, công ty sẽ phải trả 10.000 euro mỗi ngày tiền bản quyền.

Một dấu hiệu có chứa mô phỏng đen trắng của biểu tượng, quốc kỳ hay dấu hiệu chính thức nên bị từ chối đăng ký nếu những đặc trưng cụ thể của mô phỏng trên có thể bị nhận ra. Tuy nhiên, một sự thay đổi toàn bộ trong màu sắc của lá cờ sẽ không bị coi như một mô phỏng ngoại trừ việc lá cờ đó có chứa những đặc trưng (biểu tượng, quốc huy,…) mà có thể được nhận ra bất kể việc thay đổi màu sắc.

Ví dụ, các hình vẽ sau đây có các đặc trưng (Chữ thập Thụy Sĩ) có thể được nhận ra cho dù có bất cứ thay đổi nào trong việc thể hiện màu sắc.

Một dấu hiệu bao gồm một bản mô phỏng cách điệu của một số yếu tố vay mượn hoặc lấy cảm hứng từ một biểu tượng của quốc gia không nên coi là sao chép theo quan điểm về một huy hiệu cho những mục đích này.

Ví dụ, dấu hiệu sau đây không phải là bắt chước mặc dù hình vẽ được lấy cảm hứng từ quốc kỳ của Mỹ:

Nhãn hiệu lấy cảm hứng từ quốc kỳ Mỹ
Nhãn hiệu lấy cảm hứng từ quốc kỳ Mỹ

Các dấu hiệu và biểu tượng khác bị loại trừ khỏi nhãn hiệu

Ngoài các biểu tượng và các dấu hiệu chính thức khác ghi trong Điều 6ter của Công ước Paris, các dấu hiệu được bảo hộ bởi các điều ước quốc tế hoặc các điều khoản trong pháp luật quốc gia với sự ủy quyền thích hợp được đăng ký như là một nhãn hiệu hoặc như là một phần của nhãn hiệu. Dấu hiệu có chứa các biểu tượng như vậy phải bị từ chối bởi các thẩm định viên nếu sự ủy quyền không phù hợp.

Ví dụ, một dấu hiệu không được phép chứa bất kỳ các dấu hiệu được bảo hộ nào theo Điều ước Nairobi về bảo hộ biểu tượng Olympic, và Công ước Giơnevơ về việc cải thiện tình cảnh của những người bị thương trong quân đội trên chiến trường, ngày 22/08/1864:

Olympic logo
Biểu tượng Olympic

Trường hợp pháp luật quốc gia về nhãn hiệu hoặc các điều ước mà quốc gia tham gia ngăn cấm việc đăng ký nhãn hiệu có chứa các biểu tượng và ký hiệu của quốc gia, vùng miền cụ thể, thì nhãn hiệu này nên bị từ chối đăng ký.

Các dấu hiệu sau đây đã bị từ chối ở Việt Nam vì có chứa dấu hiệu của đồng Euro:

EUMINA logo
Đơn số 4-2012-20098

Ngoài dấu hiệu có yếu tố nhà nước và các tổ chức liên chính phủ, một số dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu;
  4. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  5. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  6. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  7. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  8. Dấu hiệu thể hiện sự tán dương;
  9. Dấu hiệu có tính chất lừa dối;
  10. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  11. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  12. Hình dáng sản phẩm có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật;
  13. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  14. Nhãn mác và khung phổ biến;
  15. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  16. Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, chung chung;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 11/09/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50