Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản không được xem là nhãn hiệu

Slogan Bitis

Những câu và khẩu hiệu mang tính chất quảng cáo, quảng bá đơn giản có chứa thông điệp hay thông tin tiếp thị theo tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ hay nhà kinh doanh sẽ không được xem là một dấu hiệu chỉ dẫn xuất xứ thương mại. Những câu hay khẩu hiệu như vậy không có khả năng phân biệt và không có chức năng của nhãn hiệu. Thẩm định viên phải từ chối đơn theo căn cứ đó.

Một câu quảng cáo hay khẩu hiệu (slogan) có thể coi là đủ khả năng phân biệt nếu như nó khác lạ hoặc nổi bật vì ý nghĩa của nó, cách dùng từ hay cấu trúc câu, ví dụ như trong các trường hợp sau:

  • Câu quảng cáo có nhiều hơn một ý nghĩa và ý nghĩa thứ hai được che đậy, không dễ nhận ra hoặc khác lạ xét trong bối cảnh sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo;
  • Câu khẩu hiệu dùng cách chơi chữ hoặc dùng từ ngữ theo một ý nghĩa khác lạ;
  • Câu quảng cáo có những yếu tố gây bất ngờ hoặc một ẩn ý không ngờ tới;
  • Câu khẩu hiệu thể hiện một nghịch lý hoặc cần phải diễn giải để hiểu được;
  • Câu quảng cáo có vần hay nhịp điệu dễ nhớ;
  • Câu quảng cáo có cú pháp khác lạ.

Ví dụ, những câu quảng cáo sau đây là quen thuộc và phổ biến và không đủ khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu cho bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào:

“Thương hiệu mà bạn có thể tin tưởng”

“Bạn sẽ an tâm khi bên cạnh chúng tôi”

“Chúng tôi làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn”

“Không chỉ là nước … mà là nước tốt cho sức khỏe!”

Những câu quảng cáo này là những câu mang tính tổng hợp hoặc tán dương chất lượng hoặc ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ gắn liền với câu quảng cáo đó. Chúng sẽ không được hiểu là nhãn hiệu mà giống như câu chào hàng phổ biến và do đó không đủ khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu.

Những câu quảng cáo sau đây được xem là không đủ khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu tại Philippines cho hàng hóa, sản phẩm cụ thể:

“Chúng tôi giao hàng tốt nhất!” (cho sản phẩm bánh pizza, mì ống, mì spaghetti, bánh mì)

“Sự lựa chọn lành mạnh của bạn, của gia đình bạn, sự lựa chọn tốt nhất của bạn” (cho sản phẩm chất ngọt tự nhiên)

“Giải pháp cho sự ô nhiễm của nhân loại” (cho dịch vụ môi trường)

Tương tự, những câu quảng cáo sau đây cũng bị từ chối tại Việt Nam do thiếu khả năng phân biệt:

“Chúng tôi mang lại cho bạn nhiều hơn” (cho dịch vụ “marketing” – Đơn số 4-2012-01305)

“Đối tác cho sự thành công của bạn” (cho sản phẩm, dịch vụ nhóm 9, 12, 14, 16, 20, 21, 25, 28, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 42, 45 – Đơn số. 4-2008-9718)

“Nền tảng tài chính cho thành công của bạn” (cho dịch vụ nhóm 36 – Đơn số. 4-2008-09484)

Ngược lại, những câu quảng cáo sau được xem là có khả năng phân biệt tại Philippines và được đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa cụ thể:

“Mang lại niềm vui cho cả thế giới” (cho sản phẩm kem, kem nước, mứt đông lạnh, chế phẩm để làm các sản phẩm ở trên, bánh kẹo, sôcôla, kẹo sôcôla)

“Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn” (cho sản phẩm súng ngắn, đạn dược, phụ tùng thay thế súng ngắn)

“Giữ gìn tuổi tác như một bí mật” (cho sản phẩm xà phòng, kem dưỡng tóc, tinh dầu).

Một số slogan nổi tiếng tại Việt Nam:

Slogan Vinhomes
Slogan Vinhomes: Nơi hạnh phúc ngập tràn
Slogan Viettel
Slogan Viettel: Hãy nói theo cách của bạn
Slogan Bitis
Slogan Bitis: Nâng niu bàn chân Việt
Slogan Mobifone
Slogan Mobifone: Kết nối giá trị – Khơi dậy tiềm năng
Slogan của cố đô Huế
Slogan của cố đô Huế: Kinh đô xưa, trải nghiệm mới

Đối với những câu quảng cáo và khẩu hiệu mang tính chất mô tả, gây hiểu lầm và mang tính tán dương, chúng tôi sẽ viết chi tiết ở một bài viết khác.

Ngoài khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, một số dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu;
  4. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  5. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  6. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  7. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  8. Dấu hiệu thể hiện sự tán dương;
  9. Dấu hiệu có tính chất lừa dối;
  10. Dấu hiệu có yếu tố nhà nước;
  11. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  12. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  13. Hình dáng sản phẩm có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật;
  14. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  15. Nhãn mác và khung phổ biến;
  16. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50