Nhãn mác và khung phổ biến không thể đăng ký là nhãn hiệu

Chupa Chups logo

Một vài nhãn mác và khung là quen thuộc và thông thường trong thương mại nói chung hoặc đối với một ngành công nghiệp cụ thể, do đó sẽ không được công chúng xem là dấu hiệu cụ thể chỉ dẫn nguồn gốc thương mại.

Ví dụ, tại Việt Nam nhãn mác sau đã bị từ chối đăng ký do sự phổ biến và thiếu khả năng phân biệt:

Nhãn mác phổ biến
“Thuốc” – Đơn đăng ký số. 4-2008-18928

Những ví dụ sau đây về nhãn mác và khung hình thường tự chúng sẽ không được công nhận là nhãn hiệu, bất kể là chúng được sử dụng cho loại hàng hóa hay dịch vụ nào:

Trong các ví dụ trên, nếu một dấu hiệu phân biệt (chữ hoặc hình) được bổ sung hoặc đặt cạnh nhãn hoặc khung hình cơ sở, dấu hiệu kết hợp đó có thể đáp ứng được yêu cầu về khả năng phân biệt và có thể được bảo hộ tổng thể.

Tuy nhiên, một nhãn mác hay khung có thể xem là có khả năng phân biệt nếu nó không quen thuộc hay thông thường trong thương mại, hoặc nó chứa những yếu tố, đặc điểm mà bản thân chúng là đáp ứng đủ khả năng phân biệt.

Ví dụ, những thiết bị nhãn mác sau đây được xem là khác lạ và có khả năng phân biệt:

Mặc dù cũng sử dụng khung phổ biến nhưng Chupa Chups (hãng kẹo mút nổi tiếng của Tây Ban Nha) và Lipton (thương hiệu trà quen thuộc của Unilever và PepsiCo) chỉ cần kết hợp với chữ đã tạo nên một tổng thể khác biệt và có thể bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu.

Ngoài nhãn mác và khung đơn giản, những dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu;
  4. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  5. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  6. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  7. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  8. Dấu hiệu thể hiện sự tán dương;
  9. Dấu hiệu có tính chất lừa dối;
  10. Dấu hiệu có yếu tố nhà nước;
  11. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  12. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  13. Hình dáng sản phẩm có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật;
  14. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  15. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  16. Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, chung chung;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50