Dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu không thể đăng ký làm nhãn hiệu

China logo

Những dấu hiệu bao gồm các yếu tố khó hiểu hoặc quá rắc rối phức tạp sẽ không được người tiêu dùng thông thường xem là nhãn hiệu nếu được sử dụng trong thương mại, hoặc sẽ làm cho người tiêu dùng khó nhận biết hoặc ghi nhớ. Các dấu hiệu như vậy không có khả năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ trong thương mại và do đó không thể đăng ký nhãn hiệu được. Ví dụ:

Nhãn hiệu khó nhớ
Đơn số 4-2009-24600

Các dấu hiệu được thể hiện bằng các chữ viết của một quốc gia nhất định mà mặc nhiên khó hiểu đối với công chúng vẫn có thể được chấp nhận tùy thuộc vào việc nộp bản phiên âm của từ hoặc đoạn chữ đó, theo yêu cầu của thẩm định viên được quy định trong luật áp dụng.

Điều này được áp dụng đối với các trường hợp mà dấu hiệu có chứa từ ngữ được viết bằng chữ cái hoặc ký tự như chữ Ả Rập, chữ Kirin, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật Bản, chữ Hàn Quốc hay các chữ khác.

China logo
Một số nhãn hiệu bằng tiếng Trung Quốc

Nếu những từ hoặc đoạn chữ khó hiểu được kết hợp với một yếu tố hình thì sự kết hợp đó có thể xem là có tính phân biệt. Tuy nhiên, thẩm định viên có thể yêu cầu bản phiên âm hoặc bản dịch từ hoặc đoạn chữ khó hiểu đó.

Nhìn chung, nhãn hiệu nên dễ nhớ và không gây khó hiểu sẽ là lợi thế khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Khách hàng, người tiêu dùng sẽ không thể nhớ được một nhãn hiệu quá phức tạp hoặc quá nhiều chi tiết nên trong kinh doanh các bạn cần lưu ý điểm này.

Ngoài các dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu, những dấu hiệu phổ biến khác cũng không được coi là nhãn hiệu và không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được:

  1. Các ký hiệu đơn giản;
  2. Dấu hiệu là 1 ký tự đơn giản;
  3. Dấu hiệu có màu đơn nhất;
  4. Dấu hiệu là sự kết hợp trừu tượng các màu sắc;
  5. Dấu hiệu có tính mô tả về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  6. Dấu hiệu mô tả địa lý;
  7. Dấu hiệu thể hiện sự tán dương;
  8. Dấu hiệu có tính chất lừa dối;
  9. Dấu hiệu có yếu tố nhà nước;
  10. Hình ảnh chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  11. Hình dáng thông thường của sản phẩm;
  12. Hình dáng sản phẩm có tính chức năng và hiệu quả kỹ thuật;
  13. Thiết kế bề mặt thông thường trên sản phẩm;
  14. Nhãn mác và khung phổ biến;
  15. Tên gọi chung, thông thường hoặc thiết yếu;
  16. Những khẩu hiệu quảng cáo đơn giản, chung chung;

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký logo công ty có thể liên hệ với InvestOne Law Firm để luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguồn tham khảo:

1. Quy chế chung về Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của các nước ASEAN;
2. Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
3. Tư liệu, thông tin liên quan trên Internet;

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50