Giải thích về các khoản phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Giải thích về các khoản phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Cục Sở hữu trí tuệ đã ra văn bản hướng dẫn chi tiết biểu mức thu phí, lệ phí sử hữu công nghiệp quy định trong Thông tư số 263/2016/TT-BTC.

Ngày 14 tháng 11 năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (thay thế cho Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính). Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Để tạo điều kiện cho việc thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định nêu trong Thông tư số 263/2016/TT-BTC, Cục Sở hữu trí tuệ ra văn bản hướng dẫn chi tiết biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

GIẢI THÍCH CHI TIẾT BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính)

STT Mục thu Nội dung giải thích
A. Danh mục phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
1 Lệ phí sở hữu công nghiệp
1.1 Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi) – Nộp khi nộp đơn, tính theo đầu đơn xác lập quyền.

– Chỉ thu đối với đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

1.2 Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn) Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22/2009/TT-BTC (Nộp theo yêu cầu gia hạn trả lời tất cả các Thông báo của Cục).
2 Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
2.1 Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ – Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22.

– Trường hợp chuyển nhượng 1 phần quyền, khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận thì Người nộp đơn phải nộp lệ phí này (chỉ tính theo văn bằng, không tính theo nhóm).

– Đối với đơn sáng chế có trên 01 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đơn kiểu dáng công nghiệp có trên 01 phương án của từng sản phẩm, đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm – Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22.
2.2 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp – Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: Nộp tương tự lệ phí cấp như đang nộp theo Thông tư 22 (tính theo Giấy chứng nhận).

– Đối với chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Không thu lệ phí Ghi nhận chuyển nhượng.

3 Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
3.1 Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu  bảo hộ; đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ; đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phư­ơng án của từng sản phẩm) Lệ phí này nộp khi duy trì hiệu lực/gia hạn hiệu lực, trong đó:

– Khi cấp VBBH sáng chế và người nộp đơn muốn duy trì hiệu lực năm thứ nhất thì nộp lệ phí này;

– Khi cấp VBBH nhãn hiệu, KDCN, không thu lệ phí này.

 

3.2 Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn) Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22,  mỗi tháng nộp muộn  bằng 10% tổng lệ phí tại mục 3.1.
3.3 Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ Tính theo VBBH tương tự như đang nộp theo Thông tư 22.
4 Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp
4.1 Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22.

– Dịch vụ cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp sẽ thu theo cơ chế giá dịch vụ. Bộ KHCN, Cục SHTT đang xin hướng dẫn của Bộ Tài chính về cơ chế giá dịch vụ đối với Cục. Cục sẽ có thông báo chính thức về cơ chế giá này. Nếu đến 01/01/2017 vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ TC về cơ chế giá, Cục vẫn thực hiện việc cấp lại này nhưng tạm thời không thu phí.

4.2 Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) – Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22 (theo Quyết định).

Công bố quyết định cấp lại sẽ nộp lệ phí công bố bằng mức ở mục này.

4.3 Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) – Nộp tương tự như đang nộp theo Thông tư 22 (theo Quyết định).

– Đăng bạ bố quyết định cấp lại sẽ nộp lệ phí đăng bạ bằng mức ở mục này.

B Phí sở hữu công nghiệp
1 Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp
1.1 Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với  sáng chế cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp cho mỗi đơn). Đối với sáng chế: phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu  – Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:

+ Nộp khi nộp đơn: sáng chế nộp 20% mức thu nếu chưa có yêu cầu TĐND, nộp 100% mức thu nếu có yêu cầu TĐND; các đối tượng còn lại nộp 100% mức thu.

+ Nộp yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế sau khi nộp đơn: nộp 80% mức thu.

+ Khi chủ đơn sửa đổi đơn làm tăng điểm độc lập, nhóm, phương án KDCN thì cần nộp bổ sung phí thẩm định đơn này. (Phòng Đăng ký, VP2, VP3 của Cục chỉ thu khi xác định được số độc lập, nhóm, phương án tăng thêm (khi Người nộp đơn khẳng định hoặc khi bổ sung theo Thông báo của các phòng thẩm định). Nếu chưa xác định được chính xác thì Phòng Đăng ký, VP2, VP3 chỉ tạm thu phí tối thiểu. Sau khi thẩm định yêu cầu sửa đổi, các phòng thẩm định của Cục sẽ yêu cầu Người nộp đơn bổ sung sau nếu còn thiếu).

+ Riêng đối với đơn sáng chế khi sửa đổi đơn đang trong quá trình thẩm định thức: nộp bổ sung 20% mức thu phí thẩm định đơn cho điểm độc lập tăng thêm nếu chưa có yêu cầu TĐND, nộp 100% mức thu nếu có yêu cầu TĐND. Nếu sửa đổi đơn sau khi đã nộp yêu cầu TĐND: nộp 80% mức thu thu phí thẩm định đơn cho điểm độc lập tăng thêm.

+ Nộp yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế sau khi nộp đơn: thu 80% mức thu.

(Thông tư 263 này cũng như Luật phí và lệ phí, Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hânh một số điều của Luật phí và lệ phí không quy định việc hoàn phí, do vậy Cục SHTT không được phép hoàn phí cho người nộp đơn. Vì vậy người nộp đơn cần cân nhắc việc nộp phí thẩm định nội dung sáng chế trước khi đơn được chấp nhận hợp lệ, sẽ không được hoàn phí khi không được chấp nhận đơn hợp lệ);

– Phí thẩm định đơn khi có Yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi BH: nộp đối với VBBH, VBBH SC, GPHI  nộp 80% mức thu, các đối tượng còn lại nộp 100% mức thu.

+ Chỉ thu đối với điểm độc lập có sửa đổi (không thu đối với các điểm độc lập có bản chất thay đổi do hệ quả của việc sửa đổi của điểm trước đó mà bản thâm điểm này không sửa câu chữ, ví dụ điểm 1 có đối tượng YCBH là chất được sửa đối, điểm 2 là quy trình sản xuất chất theo điểm 1, điểm 2 không sửa câu chữ, vẫn giữ nguyên như ban đầu, thì chỉ thu đối với điểm 1); nhóm có sửa đối; phương án có sửa đổi. Không thu khi chủ đơn bỏ bớt điểm độc lập; nhóm; phương án.

– Phí thẩm định đơn để giải quyết KN: khi nộp đơn KN không phải nộp phí, chỉ nộp khi đơn KN được thụ lý và cần thẩm định lại nội dung, trong thông báo thụ lý cần liệt kê các khoản phí phải nộp. Đơn sáng chế nộp 80% mức thu, các đối tượng còn lại nộp 100% mức thu.

– Nếu bản mô tả sáng chế có trên 6 trang, đơn nhãn hiệu có trên 6  sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi – Đối với đơn sáng chế: tách phí thẩm định hình thức bằng 20% nộp khi nộp đơn, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu.

+ Khi chủ đơn sửa đổi đơn làm tăng thêm số trang bản mô tả sáng chế, số sản phẩm, dịch vụ với nhãn hiệu, thì cần nộp bổ sung phí thẩm định đơn này. (Phòng Đăng ký, VP2, VP3 của Cục chỉ thu khi xác định được số trang, sản phẩm, dịch vụ tăng thêm (khi Người nộp đơn khẳng định hoặc khi bổ sung theo Thông báo của các phòng thẩm định). Nếu chưa xác định được chính xác thì Phòng Đăng ký, VP2, VP3 không thu. Sau khi thẩm định yêu cầu sửa đổi, các phòng thẩm định của Cục sẽ yêu cầu Người nộp đơn bổ sung sau nếu còn thiếu).

– Nộp 100% mức thu khi nộp đơn nhãn hiệu.

– Chỉ thu đối với thẩm định đơn đăng ký; Đối với thẩm định yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ, thẩm định để giải quyết khiếu nại: không thu.

– Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (mỗi phân nhóm); hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) – Thu tương tự như đang thu theo Thông tư 22: Chỉ thu khi người nộp đơn chưa phân loại hoặc phân loại sai, Cục SHTT phải thực hiện việc phân loại.

– Chỉ thu phí phân loại theo Thông báo của Cục mà không thu phí thẩm định sửa đổi đơn.

+ Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi Thu tương tự như đang thu theo Thông tư 22.
1.2 Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) Nộp 100% mức thu khi nộp đơn, tính theo đơn ưu tiên như như đang nộp theo Thông tư 22.

 

1.3 Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí – Thu phí đối với tất cả các sửa đổi đơn đăng ký, trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của Cục. Mỗi nội dung sửa đổi đơn tương ứng với 1 ô trong Tờ khai (Phụ lục A Thông tư 01/2007). Riêng đối với sửa đổi bản mô tả sáng chế: Để tạo thuận lợi cho chủ đơn, do đã có CV của chủ đơn nên tạm thời thực hiện như hiện nay (chưa cần làm Tờ khai).

– Đơn PCT khi sửa vào pha quốc gia: nộp phí thẩm định yêu cầu sửa đổi tính theo mỗi nội dung sửa đổi đơn tương ứng với 1 ô trong Tờ khai sửa đổi đơn (Phụ lục A Thông tư 01/2007).

– Khi chủ đơn sửa đổi đơn làm tăng điểm độc lập, số trang bản mô tả, nhóm, sản phẩm, dịch vụ, phương án thì cần thu bổ sung phí thẩm định đơn ở mục 1.1.

– Nếu chủ đơn sửa theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của Cục nhưng có bỏ bớt một số điểm: Không thu phí sửa đổi.

Lưu ý: Đối với các thủ tục khác liên quan đến đơn/VB như sửa đổi/chuyển giao đơn, chuyển nhượng/li xăng, sửa đổi/gia hạn/ cấp lại… nếu có sai sót trong hồ sơ khi khắc phục không phải nộp phí này (như hiện nay đang thực hiện theo Thông tư 22).

1.4 Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký) Thu khi nộp yêu cầu chuyển nhượng đơn xác lập quyền.
1.5 Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) Thu khi nộp đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (gồm cả chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng).
1.6 Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng) – Khi thực hiện duy trì/gia hạn hiệu lực VBBH: cần nộp phí thẩm định yêu cầu duy trì/gia hạn.

– Ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký Quốc gia: nộp phí thẩm định yêu cầu tính theo mỗi VBBH.

– Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi): nộp theo mỗi nội dung sửa đổi như hiện hành theo thông tư 22.

– Khi nộp Yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi BH của VBBH: không phải nộp phí sửa đổi VBBH ở mục này do đã nộp phí thẩm định đơn khi có Yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi BH ở mục 1.1.

– Trường hợp đơn gia hạn (không nộp VB gốc), sau khi có Quyết định gia hạn, chủ đơn muốn ghi nhận quyết định gia hạn vào VB: nộp phí theo mục phí này.

– Trường hợp đính chính VBBH do lỗi của người nộp đơn: nộp phí theo mục phí này.

1.7 Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) Nộp khi nộp yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
1.8 Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) Nộp khi nộp cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
1.9 Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) Nộp khi nộp hồ sơ (gồm cả thẩm định hồ sơ và tham dự kiểm tra tính cho mỗi môn là 300.000 đ)
1.10 Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) Nộp khi có yêu cầu phúc tra.
1.11 Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) Nộp khi tổ chức, cá nhân muốn được thực hiện các yêu cầu ở mục này.
2 Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về sở hữu công nghiệp
Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập, đối với chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí cho mỗi đơn) – Người thứ ba nộp khi phản đối đơn từ khi công bố đơn cho đến khi có quyết định cấp VBBH. Nếu người thứ ba phản đối không phải tất cả các nhóm, tất cả các phương án, tất cả các điểm độc lập thì chỉ thu đối với  phần bị phản đối.

– Tại thời điểm nộp yêu cầu phản đối, Phòng Đăng ký, VP2, VP3 của Cục chỉ tạm thu tính trên 01 điểm/phương án/nhóm. Khi xem xét yêu cầu phản đối, các phòng thẩm định của Cục sẽ yêu cầu thu bổ sung nếu như phản đối nhiều hơn 01 điểm/phương án/nhóm.

3 Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với  nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đối với chỉ dẫn địa lý cho mỗi đơn); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) – Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: nộp 100% mức thu khi nộp đơn NH, KDCN, yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế.

– Yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ: không nộp phí tra cứu.

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc giải quyết khiếu nại: không nộp  khi nộp đơn KN, chỉ nộp khi đơn KN được thụ lý và cần tra cứu, trong thông báo thụ lý cần liệt kê phí phải nộp. Khi đó, nộp 100% mức thu.

– Tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: thu 100% mức thu khi nộp hồ sơ.

– Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi  Thu 100% mức thu.
4 Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp
4.1 Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp – Áp dụng cho tất cả các thông tin về sở hữu công nghiệp cần công bố (gồm công bố đơn, sửa đổi, chuyển nhượng đơn, công bố VBBH, sửa đổi, chuyển giao, chấm dứt, hủy bỏ, gia hạn VBBH…).

– Khi nộp đơn cần phải nộp phí công bố đơn.

– Đối với Quyết định ghi nhận chuyển nhượng và Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp được cấp cho nhiều văn bằng: tính theo Quyết định như hiện nay (theo Thông tư 22).

– Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình Thu như theo thông tư 22.
– Nếu bản mô tả sáng chế có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang Tạm thời chưa thu. Chỉ thu khi Cục thực hiện được việc công bố toàn văn bản mô tả sáng chế. Cục sẽ có thông báo trước khi tiến hành thu (số trang sẽ tính là số trang bản mô tả gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ). Còn hình vẽ công bố kèm theo bản tóm tắt: phải nộp bổ sung phí tương tự hiện hành.
4.2 Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp Các thông tin về sở hữu công nghiệp gồm VBBH, sửa đổi VBBH, chuyển giao…  cần đăng bạ.

– Đối với Ghi nhận CN và Giấy chứng nhận đăng ký chuyển quyền sử dụng được cấp cho nhiều văn bằng: tính theo VBBH như hiện nay (theo Thông tư 22).

5 Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ
5.1 Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với sáng chế, giải pháp hữu ích  cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu  bảo hộ cho mỗi năm, đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phư­ơng án của từng sản phẩm cho 5 năm Nộp khi duy trì/gia hạn hiệu lực VBBH. Thay cho lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực theo Thông tư 22, theo Thông tư 263 sẽ tách thành 3 loại phí, lệ phí::

– Phí thẩm định duy trì/gia hạn hiệu lực,

– Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực,

– Phí sử dụng.

6 Phí thẩm định đăng ký quốc tế về sở hữu công nghiệp
6.1 Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế Phí này chưa bao gồm phí cho dịch vụ gửi đơn.
6.2 Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế Thu tương tự như đang thu theo Thông tư 22.

 

6.3 Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam Thu tương tự như đang thu theo Thông tư 22.
6.4 Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam Bổ sung cho phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý

– Các loại lệ phí có trong Thông tư 22 không có trong Thông tư này: Từ 01/01/2017 không được phép thu nữa.

– Các loại phí có trong Thông tư 22 không có trong Thông tư này sẽ được chuyển sang cơ chế giá dịch vụ (trừ phí vào pha quốc gia muộn hoặc yêu cầu TĐND nộp muộn (mục 6.1 Biểu phí Thông tư 22) sẽ không tiếp tục thu nữa). Cụ thể gồm có:

  • Phí thẩm định nhanh (mục 6.2 Biểu phí Thông tư 22);
  • Phí liên quan đến yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao (mục 6.4, 6,5 Biểu phí Thông tư 22);
  • Phí liên quan đến giám định (mục 6.6, 6.7 Biểu phí Thông tư 22);
  • Phí yêu cầu cung cấp thông tin (mục 8.3 Biểu phí Thông tư 22);
  • Phí cấp các loại bản sao, phó bản, bản cấp lại các tài liệu sở hữu công nghiệp (mục 9 Biểu phí Thông tư 22 và gồm cả cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ cấp lại…);
  • Phí gửi đơn quốc tế (mục 10.1 Biểu phí Thông tư 22);
  • Xác nhận quyền ưu (mục 10.2 Biểu phí Thông tư 22)…

– Phí liên quan đến giám định được Viện KHSHTT thu theo cơ chế giá dịch vụ.

– Cơ chế giá dịch vụ đối với các dịch vụ nêu trên và một số dịch vụ khác như cấp lại, công bố, đăng bạ cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, tra cứu thông tin theo yêu cầu (không phục vụ thẩm định đơn, giả quyết phiếu nại)… do Cục SHTT thực hiện đang được Bộ KHCN, Cục SHTT xin ý kiến Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá. Cục SHTT sẽ có Thông báo sớm về các dịch vụ theo cơ chế giá này. Nếu đến 01/01/2017 vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ TC về cơ chế giá, Cục vẫn thực hiện các dịch vụ này nhưng tạm thời không thu phí.

B. DANH MỤC PHÍ, LỆ PHÍ THEO LUẬT PHÍ VÀ LỆ PHÍ (trích)

7. Lệ phí sở hữu trí tuệ (thuộc mục II phần B của Danh mục)

7.1. Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

7.2. Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

7.3. Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

7.4. Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Phí sở hữu trí tuệ (thuộc mục X phần A của Danh mục)

1.1. Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp

1.2. Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp

1.3. Phí thẩm định đăng ký quốc tế về sở hữu công nghiệp có nguồn gốc Việt Nam

1.4. Phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại, phản đối đơn về sở hữu công nghiệp

1.5.Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp

1.6. Phí sử dụng văn bằng bảo hộ

1.7. Phí thẩm định đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp có chỉ định Việt Nam

Ngày cập nhật: 19/09/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50