Công ước Paris 1883 về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp là một trong những công ước quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp. Công ước này lần đầu tiên được nhắc đến năm 1880 tại một hội nghị ngoại giao được tổ chức tại Paris, sau đó chính thức được ký kết vào ngày 20/3/1883 tại Paris, Pháp với sự tham gia ban đầu của 11 nước thành viên (Bỉ, Brazil, Pháp, Guatemala, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, El Salvador, Serbia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ).

Từ thời điểm ký kết đến nay, công ước Paris đã trải qua nhiều lần sửa đổi tại các hội nghị quốc tế như hội nghị tại Brussels, Bỉ (1900); tại Washington, Mỹ (1911); tại Lahay, Hà Lan (1925); tại London, Anh (1934); tại Lisbon, Bồ Đào Nha (1958); tại Stockholm, Thụy Điển (1967); và được tổng sửa đổi vào ngày 28 tháng 9 năm 1979.

Mục đích của công ước Paris là thành lập thành một liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp, xây dựng các quy định khung có lợi cho việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ của công dân nước này đối với công dân nước khác thuộc thành viên công ước.

Công ước Paris gồm có 30 điều, đề cập đến 4 vấn đề lớn:

  1. Nguyên tắc đối xử quốc gia;
  2. Quyền ưu tiên;
  3. Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ;
  4. Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.

Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Điều 6, Điều 6bis, Điều 6ter, Điều 6quarter, Điều 6quinquies, Điều 6sexies, Điều 6septies, Điều 7, Điều 7bis.

Công ước Paris 1883 đã đặt nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh việc bảo hộ đối với từng đối tượng riêng biệt, trong đó có Thỏa ước Lahay 1960. Năm 1994 các quy định của Công ước Paris năm 1967 được dẫn chiếu trong Hiệp định TRIPS (Điều 2.1) và tạo thành chuẩn mực cơ bản của WTO về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tính đến tháng 1 năm 2019, Công ước đã có 177 quốc gia thành viên ký kết, trở thành một trong những điều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Việt Nam đã tham gia Công ước này từ ngày 08/03/1949.

Một số văn bản dung lượng quá lớn hoặc do lỗi đường truyền không thể xem được, bạn vui lòng tải lại (F5) cửa sổ trình duyệt hoặc tải về xem trên máy tính.

0904.55.99.50