Quyền chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ

1. Quyền chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ

Theo quy định hiện hành của pháp luật, các đối tượng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (trừ chỉ dẫn địa lý) có thể được chuyển giao hoặc chuyển nhượng. Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc là các đối tượng này phải được đăng ký tại Việt Nam . Các đối tượng sở hữu trí tuệ chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được phép chuyển giao.

Người chuyển nhượng hoặc người chuyển giao phải đảm bảo rằng họ là chủ sở hữu của đối tượng được chuyển giao/chuyển nhượng và đang không có tranh chấp với bên thứ ba. Nếu tranh chấp phát sinh từ việc chuyển nhượng/chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ thì bên chuyển nhượng/bên chuyển giao có trách nhiệm giải quyết.

2. Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao

Hợp đồng chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ phải được lập bằng văn bản và phải đáp ứng các quy định tối thiểu cho từng loại đối tượng loại (được quy định theo pháp luật). Nếu hợp đồng chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ nằm trong trong hợp đồng khác (như hợp đồng chuyển giao công nghệ, vv), thì hợp đồng này phải là hợp đồng riêng biệt.

Hợp đồng chuyển giao/chuyển nhượng phải bao gồm các nội dung sau:

  1. Tên của các bên;
  2. Căn cứ chuyển giao/chuyển nhượng;
  3. Các đối tượng sở hữu trí tuệ chuyển nhượng/chuyển giao, dạng hợp đồng: hợp đồng độc quyền hay không độc quyền, giới hạn quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ;
  4. Giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển giao;
  5. Các quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định;
  6. Các điều kiện cho việc sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực của thỏa thuận;
  7. Giải quyết tranh chấp;
  8. Ngày ký kết và địa điểm;
  9. Chữ ký của các bên;

Hợp đồng chuyển giao không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển giao, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao sau đây:

  • Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu;
  • Buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
  • Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
  • Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
  • Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

3. Ghi nhận việc chuyển nhượng/chuyển giao

Việc chuyển nhượng/chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ để tăng hiệu quả pháp lý đối với bên thứ ba trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ.

Theo yêu cầu của người nộp đơn, việc đăng ký chuyển nhượng/chuyển giao với Cục SHTT sẽ được giải quyết trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận được hồ sơ chuyển nhượng.

Ngày cập nhật: 09/09/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50