Tổng quan Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2017

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO

Trung Quốc dẫn dắt số đơn sáng chế quốc tế đạt mốc mới; tăng số lượng đơn đăng ký nhãn hiệubảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 2 về số lượng đơn đăng ký sáng chế nộp qua WIPO năm 2017, kết thúc một thời gian dài dẫn đầu của Hoa Kỳ, trong một năm ghi nhận kỷ lục mới trong việc sử dụng dịch vụ sở hữu trí tuệ của WIPO đối với sáng chế, nhãn hiệukiểu dáng công nghiệp.

Nhật Bản có mức tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2017 nhưng đã bị mất vị trí thứ 2 vào tay Trung Quốc, quốc gia mà theo xu hướng tăng trưởng này, dự kiến trong vòng ba năm sẽ vượt qua Hoa Kỳ trở thành quốc gia số đơn sáng chế lớn nhất nộp theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế của WIPO (PCT) – một hệ thống đã giúp lan truyền sự sáng tạo trên toàn thế giới kể từ khi nó bắt đầu hoạt động 40 năm trước.

Về tổng thể, các nhà sáng chế từ khắp thế giới đã nộp 243,500 đơn sáng chế qua WIPO, tăng 4.5% so với năm trước – do sự tăng trưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc và Nhật Bản. Mức tăng trưởng 5% đối với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế của WIPO (Hệ thống Madrid) với 56,200 đơn, trong khi số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp do hệ thống Hague về đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế của WIPO tăng 3.8%, đạt 19,429 đơn. Đây là năm tăng trưởng liên tiếp thứ tám đối với cả ba hệ thống nộp đơn của WIPO.

Sáng chế

Năm 2017, Mỹ đã nộp 56,624 đơn PCT, tiếp theo Trung Quốc (48,882) và Nhật Bản (48,208). Đức và Hàn Quốc xếp thứ 4 và thứ 5 với 18,982 và 15,763 đơn. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có thu nhập trung bình duy nhất nằm trong top 15 quốc gia nộp đơn PCT. Gần một nửa số đơn PCT được nộp vào năm 2017 đến từ châu Á (49.1%), châu Âu (24,9%) và Bắc Mỹ chiếm ¼.

Trong số 15 quốc gia có số đơn cao nhất, Trung Quốc là nước duy nhất đạt mức tăng trưởng hai con số hàng năm (+13.4%). Thụy Điển (+7%) và Nhật Bản (+6.6%) cũng tăng trưởng mạnh. Ngược lại, Hà Lan (-5.2%) và Ý (-4.5%) có sự giảm sút trong số lượng đơn.

Hai công ty Viễn thông có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc là Tập đoàn Công nghệ Huawei (4,024 đơn PCT đã công bố) và Tập đoàn ZTE (2,965) chiếm hai vị trí đứng đầu về số lượng nộp đơn PCT. Tiếp theo đó là Tập đoàn Intel của Mỹ (2,637), Tập đoàn điện tử Mitsubishi của Nhật Bản (2,521) và Qualcomm của Mỹ (2,163). Danh sách 10 công ty có số lượng đơn nộp nhiều nhất bao gồm bảy công ty từ châu Á, hai từ Hoa Kỳ và một từ châu Âu.

Trong số các cơ sở giáo dục, ĐH Califonia là ĐH sử dụng hệ thống PCT lớn nhất năm 2017 với 482 đơn được công bố, kéo dài số năm đứng đầu từ năm 1993. Viện công nghệ Massachusetts (278) xếp thứ hai, tiếp đến là ĐH Havard (179), ĐH Texas (161) và ĐH Johns Hopkins (129). Trong khi top 10 do các tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ chi phối, danh sách top 20 có 10 trường ĐH ở châu Á. Đứng vị trí thứ 24 trong số các cơ sở giáo dục là trường đại học được xếp hạng cao nhất ở Châu Âu – Đại học Oxford.

Công nghệ máy tính (8.6% ) vượt qua giao tiếp số (8.2%) để trở thành lĩnh vực công nghệ có số lượng đơn được công bố cao nhất. Hai lĩnh vực tiếp theo là điện máy (.8%) và công nghệ y tế (6.7%). Trong số 10 công nghệ hàng đầu, vận tải (+11.8%), công nghệ máy tính (+11.4%) và công nghệ sinh học (+9.6%) là những lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất năm 2017.

Nhãn hiệu

Những người nộp đơn đến từ Mỹ chiếm số lượng lớn nhất (7,884) trong viêc sử dụng hệ thống Madrid của WIPO để đăng ký nhãn hiệu quốc tế vào năm 2017, tiếp theo là những người nộp đơn từ Đức (7,316), Trung Quốc (5,230), Pháp (4,261) và Vương quốc Anh (3,292).

Trong số 15 quốc gia đứng đầu, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (+36.3%), theo sau là Liên bang Nga (+23.9%), Hàn Quốc (9.8%) và Anh (9.3%). Cả Trung Quốc và Liên bang Nga ghi nhận năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng hai con số. Ngược lại, Áo (-4.9%), Ý (-6.6%) và Hà Lan (-5.8%) cho thấy sự sụt giảm số lượng đơn.

L’Oreal của Pháp với 198 đơn đứng đầu danh sách, tiếp đó là Richter Gedeon Nyrt của Hungary (117), ADP Gausemann GMBH của Đức (104), và các công ty Thụy Sỹ là Novartis AG (96) và Abercrombie & Fich Europe SA (82). Danh sách 15 người nộp đơn đứng đầu bao gồm 12 công ty từ châu Âu, hai từ châu Á và một từ Hoa Kỳ.

Nhóm sản phẩm cao nhất trong các đơn đăng ký quốc tế là máy tính và điện tử, chiếm 9.8% tổng số, tiếp theo là dịch vụ kinh doanh (7.9%) và dịch vụ công nghệ (6.2%). Trong số 10 nhóm xếp đầu, máy móc và máy công cụ (+13.4%) và dịch vụ cho doanh nghiệp (6.2%) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Kiểu dáng công nghiệp

Số lượng kiểu dáng công nghiệp được đăng ký theo Hệ thống Hague tăng 3.8% vào năm 2017, đạt 19,429 kiểu dáng trong khi đó có 5,213 đơn ghi nhận giảm so với năm trước. Sự gia tăng số lượng kiểu dáng đã đánh dấu 11 năm tăng trưởng liên tục cho Hệ thống Hague.

Những người nộp đơn có trụ sở tại Đức (4,261 kiểu dáng trong số đơn đăng ký) tiếp tục là nước sử dụng hệ thống kiểu dáng quốc tế lớn nhất, tiếp theo là Thụy Sỹ (2,935), Hàn Quốc (1,742), Mỹ (1,661) và Pháp (1,396). Trong số 10 quốc gia đứng đầu, Bỉ (+189.2%) có mức tăng trưởng nhanh nhất, tiếp theo là Mỹ (+17.8%), Pháp (+15.2%) và Thụy Sỹ (+14.9%).

Hai tập đoàn điện tử lớn nhất của Hàn Quốc là Samsung (762 kiểu dáng) và LG (668) xếp thứ nhất và thứ hai trong danh sách. Fonkel Meublmarketing của Hà Lan (490) từ vị trí đứng đầu vào năm 2016 xuống vị trí thứ ba vào năm 2017 với ít hơn 463 kiểu dáng. Procter & Gamble (488) và Volkswagen (369) lần lượt xếp vị trí thứ tư và thứ năm. Paleohorinos Fotiska Abee của Hy Lạp, vốn hoạt động trong ngành công nghiệp chiếu sáng trang trí, đứng thứ 6 với 357 kiểu dáng. Công ty này chỉ có 8 kiểu dáng trong năm trước.

Đồ nội thất (10.5%) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các đơn kiểu dáng, theo sát là thiết bị truyền thông (10.3%), bao gồm thiết bị máy tính và điện thoại di động và phương tiện giao thông vận tải (7.6%).

Xem thêm:

Ngày cập nhật: 22/11/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50