1. Thống kê Hệ thống Madrid năm 2016
Hệ thống nộp đơn nhãn hiệu quốc tế Madrid đã đánh dấu kỷ lục năm 2016, với 52.550 đơn đăng ký – tăng 7,2% so với năm trước.
05 nhóm sản phẩm và dịch vụ đứng đầu trong các đơn đăng ký quốc tế là:
- Máy tính và điện tử;
- Các dịch vụ kinh doanh;
- Các dịch vụ công nghệ;
- Các dịch vụ giải trí, giáo dục và đào tạo;
- Quần áo;
Số liệu cho thấy đơn đăng ký nhãn hiệu nhiều nhất đến từ Hoa Kỳ, tiếp theo đó là đơn từ các chủ sở hữu nhãn hiệu đến từ Đức, Pháp và Trung Quốc. L’Oréal của Pháp đứng đầu danh sách những người nộp đơn, tiếp theo là Glaxo Group từ Anh, rồi đến BMW và Lidl của Đức.
2. Phiên bản 11 của Bảng phân nhóm hàng hóa dịch vụ Nice
Phiên bản mới nhất của Bảng phân nhóm hàng hóa dịch vụ Nice, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, đã giới thiệu một số sửa đổi cho lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu, bao gồm việc giới thiệu 334 thuật ngữ hoàn toàn mới. Những thay đổi khác bao gồm sửa đổi phân nhóm chung cho 15 nhóm, sửa đổi chú giải cho 7 nhóm và chuyển đổi nhiều sản phẩm giữa các nhóm.
3. Hệ thống Quản lý Hàng hóa và Dịch vụ Madrid (MGS) đã tích hợp với Bảng phân nhóm hàng hóa dịch vụ Nice
MGS gần đây đã tích hợp tất cả các sửa đổi trong phiên bản 11 của Bảng phân nhóm hàng hóa dịch vụ Nice. Công cụ này cung cấp một số tính năng và nội dung có giá trị được thiết kế để hỗ trợ người dùng trong việc xây dựng các danh mục hàng hoá và dịch vụ có thể được chấp nhận cho các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế của họ. Nhờ chức năng “chấp nhận / từ chối” riêng biệt, chủ nhãn hiệu có thể, chỉ trong một vài bước đơn giản, tìm hiểu xem danh mục hàng hoá /dịch vụ của họ có được chấp nhận bởi WIPO và 29 Văn phòng của các nước thành viên được chỉ định.
4. Xuất bản Quy chế phân nhóm của WIPO
“Quy chế thẩm định liên quan đến phân nhóm hàng hoá và dịch vụ trong các đơn đăng ký quốc tế” được xuất bản gần đây cung cấp hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc phân nhóm của WIPO. Quy chế này cung cấp thông tin chung về Bảng phân nhóm hàng hóa/dịch vụ Nice và Hệ thống Madrid, các nguyên tắc phân loại áp dụng bởi Văn phòng quốc tế và thông tin thực tế về định dạng được chấp nhận của sản phẩm và dịch vụ.
Được sử dụng kết hợp với Cơ sở dữ liệu Hàng hóa và Dịch vụ Madrid, Quy chế Phân nhóm là một công cụ thiết yếu để giúp bạn tránh những sai phạm khi phân nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn.
5. Hợp pháp hóa bản sao trích xuất từ Đăng bạ quốc tế
Bản sao có xác nhận của bản trích xuất từ Đăng bạ quốc tế được yêu cầu phải hợp pháp hóa bởi các Thành viên của Hệ thống Madrid. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể cần phải hợp pháp hóa ở các quốc gia không phải là thành viên của Madrid. Vì lý do này, WIPO đã bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào tháng 8 năm 2013, theo đó người dùng Hệ thống Madrid có thể được hợp pháp hóa các bản trích xuất bởi cơ quan Đăng ký quốc tế.
6. Ra mắt Hệ thống phân phối cuộc gọi tự động (ACD)
Hệ thống Đăng ký của Madrid đã giới thiệu hệ thống ACD để cải thiện khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Hệ thống này đáp ứng với những cuộc gọi đến nhân viên của WIPO Madrid bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Việc thực hiện hệ thống ACD chỉ là một phần của một sáng kiến về mở rộng Hệ thống Đăng ký Madrid tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các chủ sở hữu nhãn hiệu và các đại diện. Trong những tháng tới, các mẫu liên hệ trực tuyến mới sẽ được giới thiệu và số điểm liên lạc sẽ được sắp xếp hợp lý hơn.
7. Hướng dẫn cách hoàn thành các mẫu đơn thường xuyên được sử dụng nhất
“Making the Most of the Madrid System” (Tối ưu hóa hệ thống Madrid) – bộ hướng dẫn làm tài liệu tham khảo nhanh chóng và đơn giản để hoàn thành các mẫu đơn Madrid, hiện đã có ba ngôn ngữ làm việc chính: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
Hướng dẫn này giới thiệu các cách thức điền các mẫu đơn Madrid, bao gồm cả thông tin liên quan đến các trường lựa chọn và bắt buộc trong các mẫu đơn. Các thông tin cần thiết về hệ thống Madrid, bao gồm việc nộp đơn, mở rộng khu vực địa lý, gia hạn, và việc sửa đổi một số thông số trong đăng ký quốc tế cũng được hướng dẫn đầy đủ.
Bộ hướng dẫn này cũng cung cấp hướng dẫn cụ thể về chi phí và phương thức thanh toán liên quan đến mỗi giao dịch.
Xem thêm:
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp năm 2018 tại Việt Nam tăng mạnh;
- Tổng quan Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2017;
- Tổng hợp và thống kê tình hình Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2016;
- Tổng hợp các văn bản về Sở hữu trí tuệ;
- Tương lai của Sở hữu trí tuệ: Cơ hội và Thách thức;
Nguồn: WIPO Newsletter (http://mailchi.mp/wipo/v31jbl4czh)
Ngày cập nhật: 12/08/2019
Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.