Sự khác biệt giữa Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid

Sự khác biệt giữa Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid

Hiện nay, việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thực hiện theo hệ thống Marid (bao gồm Nghị định thư MadridThỏa ước Madrid). Cả hai văn bản này đều thiết lập một thủ tục hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia mà chỉ cần sử dụng một đơn đăng ký duy nhất. Tuy nhiên, Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid có điểm gì khác biệt; khi nào thì đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid và khi nào nộp đơn theo Nghị định thư Madrid,… là những vấn đề mà InvestOne Law Firm sẽ làm rõ trong bài viết này.

So sánh Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid

Tiêu chí Nghị định thư Madrid Thỏa ước Madrid
Cơ quan chuyển tiếp (trung gian) Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Cơ sở đăng ký Dựa trên đơn đăng ký đã nộp tại nước xuất xứ.

– Không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại thì mới có thể làm thủ tục (chỉ cần nộp đơn ở nước sở tại)

Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ.

– Bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi làm thủ tục.

Thành phần hồ sơ
  1. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
  2. Tờ khai;
  3. Mẫu nhãn hiệu;
  4. Các tài liệu liên quan;
  5. Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại;
  6. Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện;

 

  1. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
  2. Mẫu nhãn giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký ở nước sở tại;
  3. Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại;
  4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ theo đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại;
  5. Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện;
Ngôn ngữ sử dụng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp Tiếng Pháp
Thời hạn xét nghiệm đơn tối thiểu 18 tháng 12 tháng
Thời hạn bảo hộ 10 năm và có thể gia hạn 20 năm và có thể gia hạn
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia Cho phép chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia hoặc đăng ký khu vực trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế hết hiệu lực và vẫn được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) Không quy định về việc chuyển đổi đơn
Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ Không đề cập đến vấn đề này Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.
Cách tính phí bảo hộ Phí theo từng quốc gia quy định, hoặc theo quy định chung. Tuy nhiên, phí cho đơn đăng ký theo Nghị định thư Madrid cao hơn một chút so với phí cho đơn theo Thỏa ước, mặc dù vậy mức phí này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với việc nộp đơn trực tiếp tại quốc gia. Phí theo quy định chung
Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ 105 quốc gia (xem danh sách) 55 quốc gia (xem danh sách)

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy Thỏa ước Madrid còn khá nhiều hạn chế, đặc biệt là sự phụ thuộc của đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gốc (tại nước xuất xứ). Đó là lý do nhiều nước lớn (Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật, Hàn,…) không tham gia vào Thỏa ước Madrid để dẫn tới sự ra đời của Nghị định thư. Hiện nay, trên thực tế các luật sư/tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp khi làm dịch vụ đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho khách hàng đều lựa chọn đăng ký Nghị định thư Madrid dù phí bảo hộ cao hơn một chút.

Ngày cập nhật: 13/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50