Thẻ: Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Giống như các quyền sở hữu công nghiệp khác, quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa mang tính chất lãnh thổ tuyệt đối. Điều này có nghĩa là quyền đó chỉ phát sinh sau khi nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký và chỉ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Như vậy, muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài thì việc bảo hộ phải được quy định trong các điều ước quốc tế (song phương và đa phương) hoặc việc bảo hộ được thực hiện ở nước ngoài và bị điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài.

Sự cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Hiện tượng hàng hoá Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu ở nước ngoài đã làm sáng tỏ một vấn đề mà nhẽ ra các doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhận ra từ lâu, đó là tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế.

Đối với một sản phẩm để chế tạo ra nó cần một chi phí lớn để nghiên cứu, phát triển và xây dựng thương hiệu, thế nhưng chi phí sao chép lại không cao. Tính chất đơn giản trong việc sao chép phần mềm máy vi tính là một ví dụ điển hình cho thấy cần thiết phải bảo vệ bản quyền sản phẩm.

Tương tự đối với nhãn hiệu hàng hoá, việc xây dựng được nhãn hiệu cho sản phẩm có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng không phải là chuyện dễ nhưng để ăn cắp, nhái lại nhãn hiệu đó nhằm tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng hơn là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, cho nên cần thiết phải chú ý đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình.

Bảo hộ nhãn hiệu hiện nay là vấn đề toàn cầu

Do tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ thể hiện trên các mặt xã hội, kinh tế, khoa học nên đây không còn là vấn đề quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền sản phẩm nói riêng và bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung đi từ sơ khai đến ý thức tự giác, ý thức pháp luật của mỗi người, thể hiện trong tất cả các khâu lưu thông của sản phẩm, xâm nhập thị trường, phát triển thị trường cho sản phẩm và tạo uy tín cho sản phẩm.

Doanh nghiệp Việt muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài nên ủy quyền cho một luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ hoặc một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như InvestOne Law Firm. Chúng tôi có khả năng giúp bạn đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại tất cả các quốc gia trên thế giới.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Mỹ

Khác với các quốc gia Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ chưa phải là thành viên của Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như một số các cam kết quốc tế khác về lĩnh …

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Châu Âu

Hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Công ước Paris hoặc thành viên của WTO đều có quy định và thực tiễn bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng nội dung, cách thức công nhận và bảo hộ có khác nhau. …

Bảo hộ thương hiệu tại Mỹ

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm khi có ý định đầu tư hoặc hợp tác kinh doanh tại thị trường Mỹ. Bởi thực tế đã có không ít các nhãn hiệu nổi tiếng của …

Bảo hộ thương hiệu tại Thái Lan

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, hiện nay Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Còn theo chính phủ Thái Lan, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn …

Bảo hộ thương hiệu tại Australia

Sau hơn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hiện nay Australia là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Australia. Theo lộ trình của Hiệp định Thương mại …

Bảo hộ thương hiệu tại Myanmar

Hiện nay, Myanmar chưa có Luật về Nhãn hiệu và chưa là thành viên của Hệ thống Madrid, do đó khi muốn đăng ký Nhãn hiệu tại Myanmar, người nộp đơn phải chỉ định một đại diện Myanmar thay mặt mình thực hiện mọi thủ …

Bảo hộ thương hiệu tại Lào

Nguyên tắc, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Lào là vấn đề được các chủ thể kinh doanh quan tâm khi muốn thương hiệu của mình được bảo hộ tại quốc gia này. Lào là nước láng giềng với Việt Nam. Giao lưu văn hóa, …
0904.55.99.50