Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính không hề khó, chỉ mất khoảng 15 ngày làm việc là xong. Với điều kiện hồ sơ pháp lý phải chính xác.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, được đánh giá là thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao. Đó là lý do bạn cần quan tâm đến việc đăng ký bản quyền cho phần mềm (chương trình máy tính) của mình. Điều đó sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp của bạn khi xảy ra tranh chấp, vi phạm.

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm máy tính (hay còn gọi là Phần mềm hoặc Chương trình máy tính) là tập hợp các đoạn mã do lập trình viên tạo ra để thực hiện một công việc nào đó trên máy tính.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm là một trong các đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Cho nên người tạo ra phần mềm có thể đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm của mình.

Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?

Mục đích khi các tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo tại Cục bản quyền tác giả (cov.gov.vn) là để ghi nhận các thông tin về tác giả và phần mềm.

Mặc dù việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định quyền sở hữu đối với phần mềm đó.

Khi xảy ra tranh chấp, việc chứng minh ai là người tạo ra phần mềm trước rất khó khăn. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả trở thành căn cứ để xác lập quyền tác giả cho bạn. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Bạn cần chuẩn bị và gửi cho chúng tôi những tài liệu dưới đây:

  1. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  2. Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả (công chứng);
  3. Bản gốc Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm;
  4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn ;
  5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả);
  6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu);
  7. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng);
  8. Hai (02) đĩa CD ghi nội dung phần mềm:
    • Phần mềm máy tính (bản cài đặt);
    • Bản mô tả phần mềm;
    • Bộ code phần mềm máy tính;
  9. Bản in mã code;
  10. Bản mô tả hoạt động của phần mềm;

Ngoài các tài liệu trên, bạn cần cung cấp thêm các thông tin sau:

  • Thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai)
  • Thông tin công bố phần mềm:
    • Tác phẩm đã được công bố ở đâu chưa?
    • Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố,…

* Tất cả các tài liệu trên đều phải viết bằng tiếng Việt. Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch thuật & công chứng. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Chi phí & thời gian

Chi phí đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Số lượng hồ sơ;
  • Độ khó của hồ sơ;
  • Thời gian thực hiện;

Giá tham khảo: 3.000.000 VNĐ

Thời hạn thẩm định của cơ quan nhà nước cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thông thường là: 15-30 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ. Trường hợp từ chối cấp, Cục Bản Quyền sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính mà mình sáng tạo ra. Nếu cần hỗ trợ về đăng ký bản quyền tác giả cũng như bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, và các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với InvestOne Law Firm để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50