Đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể là nhu cầu rất phổ biến hiện nay, phù hợp với các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh đơn lẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Đó là lý do bạn sẽ cần đến trợ giúp của InvestOne.

Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đăng ký kinh doanh, với đội ngũ luật sư hỗ trợ hồ sơ thạo việc, chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng mọi khó khăn trong quá trình xin giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể. Bạn thực sự sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức!

Thế nhưng, dù bạn tự đi làm thủ tục hay nhờ đến đơn vị dịch vụ thì bạn vẫn cần phải hiểu được mô hình kinh doanh của mình và các quy định khác của pháp luật.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo định nghĩa tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Như vậy, trên cơ sở khái niệm của hộ kinh doanh ta có thể rút ra được một số đặc điểm cơ bản như sau:

  1. Chủ hộ kinh doanh là 1 cá nhân, 1 nhóm cá nhân hoặc 1 hộ gia đình là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  2. Hộ kinh doanh chỉ được hoạt động kinh doanh tại 1 địa điểm đã đăng ký;
  3. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và cũng không có con dấu riêng;
  4. Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh;
  5. Hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động. Trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Ai nên thành lập hộ kinh doanh?

Như định nghĩa ở trên, loại hình kinh doanh này được áp dụng riêng cho những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Tức là rất phù hợp với các cá nhân hoặc hộ gia đình. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên cũng rất phù hợp với chủ sở hữu là 1 cá nhân. Vậy nên đăng ký kinh doanh loại hình nào?

Để có câu trả lời chính xác nhất với trường hợp của bạn, hãy gọi đến InvestOne để được các luật sư giải đáp miễn phí. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ so sánh sự khác nhau cơ bản của 3 loại hình kinh doanh này như sau:

SO SÁNH HỘ KINH DOANH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
Tư cách pháp nhân Không Không
Cơ quan đăng ký Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
Giấy phép Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chủ sở hữu 1 hộ gia đình, 1 cá nhân hoặc 1 nhóm cá nhân là người Việt Nam 1 cá nhân là người Việt Nam hoặc nước ngoài 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức
Trách nhiệm Vô hạn Vô hạn Hữu hạn
Địa điểm kinh doanh 1 Không giới hạn Không giới hạn
Trụ sở chính Là địa điểm kinh doanh Có thể khác với địa điểm kinh doanh Có thể khác với địa điểm kinh doanh
Văn phòng đại diện Không
Chi nhánh Không
Con dấu Không
Số lượng lao động Dưới 10 người Không giới hạn Không giới hạn
Thuế phải nộp Thuế môn bài Thuế môn bài Thuế môn bài
Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế xuất nhập khẩu (nếu có) Thuế xuất nhập khẩu (nếu có)

Có thể thấy, hộ kinh doanh cá thể phù hợp với những ai thích “an phận”, chỉ làm ăn tại 1 địa điểm, không có nhu cầu mở rộng. Những người khởi sự kinh doanh ít vốn, sử dụng ít lao động, hoặc gia đình làm nghề thì nên đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

Trong tương lai nếu hoạt động kinh doanh hiệu quả mà bạn muốn mở rộng quy mô thì có thể giải thể hộ kinh doanh để đăng ký thành lập doanh nghiệp sau cũng được.

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Vì cơ quan quản lý và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là UBND cấp huyện nên cũng tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà có đôi chút khác nhau. Nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của InvestOne Law Firm thì không phải lo lắng gì, nhưng nếu bạn tự đi làm thủ tục thì phải hỏi kỹ xem yêu cầu của Quận/Huyện đó như thế nào để kê khai thông tin cho chính xác.

Bước 1. Chuẩn bị Hồ sơ pháp lý bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh (theo mẫu);
  2. Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh;
  3. Bản sao chứng chỉ hành nghề (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu chứng chỉ hành nghề);
  4. Bản sao văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định);
  5. Các văn bản, giấy tờ khác như: Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, Giấy tờ chứng minh địa điểm đăng ký kinh doanh,… nếu cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu;
  6. Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình nộp thông qua người đại diện).

* Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bạn cũng có thể xin tại nơi làm thủ tục đăng ký.

Bước 2. Quy trình thủ tục:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện.

Lệ phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể: 100.000 đồng.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ trao giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho bạn;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ được hướng dẫn chỉnh sửa hoặc bổ sung;

Thông thường sau 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh tại địa phương;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định của pháp luật;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Bước 3. Thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn phải đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế. Chuẩn bị hồ sơ như sau:

  1. Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  3. Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với chủ hộ kinh doanh;

Hồ sơ nộp tại Chi cục thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khoảng 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh doanh.

Thủ tục đã xong, bạn có thể bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

Các vấn đề pháp lý chủ hộ kinh doanh cần phải biết

1. Mỗi người chỉ được đăng ký thành lập duy nhất 1 hộ kinh doanh.

Nếu trong quá khứ bạn đã từng đứng tên chủ hộ kinh doanh nhưng hộ kinh doanh này vẫn chưa giải thể thì bạn không thể đăng ký hộ kinh doanh mới được. Nếu muốn thành lập hộ kinh doanh mới bạn bắt buộc phải giải thể hộ kinh doanh cũ hoặc nhờ người khác đứng tên chủ hộ.

2. Tên hộ kinh doanh không được trùng trên cùng địa bàn Quận/Huyện.

Hộ kinh doanh cũng có tên riêng giống như tên doanh nghiệp, tên này phải bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Mai Hương. Trong cùng địa bàn Quận/Huyện, với cùng ngành nghề kinh doanh bạn không thể đặt tên hộ kinh doanh của mình giống với một hộ kinh doanh đã đăng ký trước đó. Điều này nhằm tránh gây nhầm lẫn giữa 2 chủ thể kinh doanh khác nhau.

Trên thực tế hiện nay luật sư InvestOne thường xuyên gặp trường hợp như này:

Rất nhiều cá nhân, hộ gia đình mở cửa hàng buôn bán tự phát từ trước và không có giấy phép kinh doanh. Khi nhận thức được cần phải đi đăng ký kinh doanh thì họ muốn sử dụng tên cửa hàng làm tên của hộ kinh doanh nhưng đã bị trùng. Họ hỏi luật sư InvestOne có giải pháp nào không? Họ có thể chứng minh cửa hàng đã tồn tại, hoạt động kinh doanh từ nhiều năm trước,…

Câu trả lời là không có giải pháp nào cả. Nếu đã có người thành lập hộ kinh doanh trước thì bạn không thể lấy tên trùng với họ được cho dù cửa hàng của bạn có hoạt động trước. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cũng không nên quá cố chấp làm gì, bạn hãy chọn tên khác để đặt cho hộ kinh doanh của mình.

3. Bạn không được đặt tên hộ kinh doanh có chứa các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp” để tránh gây hiểu nhầm với loại hình doanh nghiệp.

4. Tên hộ kinh doanh không bắt buộc phải là tiếng Việt.

Nếu muốn sử dụng ngoại ngữ hoặc một cụm từ không phải tiếng Việt để đặt tên cho hộ kinh doanh thì phải thêm dấu chấm (.) vào giữa các ký tự của tên. Ví dụ: Hộ kinh doanh A.L.O.H.A hoặc Hộ kinh doanh L.I.T.A.D.O

5. Một địa điểm chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh cá thể duy nhất.

Do đó nếu định sử dụng địa điểm kinh doanh là nhà thuê hoặc mượn thì bạn nhờ chủ sở hữu địa điểm đến hỏi tại UBND quận/huyện nhờ họ kiểm tra xem địa điểm này có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể được không? Nếu đang tồn tại hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã chuyển đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

Liên hệ InvestOne để được tư vấn thêm hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY LUẬT TNHH NHẤT AN (InvestOne Law Firm)

Địa Chỉ: Phòng 6, Tầng 6, Tháp B, Tòa nhà CTM Complex, 139 đường Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Hotline: 0904.55.99.50
Điện Thoại: (+84) 24 32242476
Fax: (+84) 24 32242475
Email: info@investone.com.vn
"Chỉ có chuyên môn hóa mới giúp nâng cao hiệu quả công việc. Đừng lãng phí thời gian vào những việc không phải chuyên môn của bạn. Nếu cần giải quyết các thủ tục pháp lý, hãy để chúng tôi lo!"

Gửi yêu cầu tư vấn

0904.55.99.50