Phân biệt Thực phẩm chức năng với Thực phẩm thường và Thuốc

Phân biệt Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là giao thoa ở giữa Thực phẩm thường và Thuốc chữa bệnh. Hình thức trông rất giống Thuốc nhưng bản chất lại giống Thực phẩm thường.

Hiện nay khái niệm về thực phẩm chức năng vẫn còn rất mơ hồ khiến nhiều người hiểu chưa đúng và không thể phân biệt được thực phẩm chức năng với thuốc. Sự nhập nhằng ở đây chính là phần công dụng của thực phẩm chức năng đôi khi rất giống với thuốc, khiến người dùng hiểu nhầm thực phẩm chức năng là thuốc. Như vậy là hoàn toàn không đúng!

Trong bài viết này, InvestOne Law Firm sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa: Thực phẩm thường – Thực phẩm chức năng – Thuốc chữa bệnh.

Phân biệt Thực phẩm chức năng và Thực phẩm thường

STT Tiêu chí Thực phẩm thường Thực phẩm chức năng
1 Chức năng
  1. Cung cấp các chất dinh dưỡng.
  2. Thỏa mãn về nhu cầu cảm quan.
  1. Giống chức năng cơ bản.
  2. Chức năng thứ 3: lợi ích sức khỏe, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.
2 Chế biến Theo công thức thô dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của đẩu bếp. Theo công thức tinh (bổ sung thành phẩn có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) dựa vào bằng chứng khoa học.
3 Năng lượng Tạo ra nhiều năng lượng. Tạo ra ít năng lượng.
4 Liều dùng Số lượng lớn (g-kg) Số lượng rất nhỏ (m, mg)
5 Đối tượng sử dụng Mọi đối tượng.
  • Mọi đối tượng;
  • Có định hướng cho các đối tượng đặc biệt: người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người có nguy cơ sức khỏe, và người ốm.
6 Nguồn gốc nguyên liệu Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…) có nguồn gốc tự nhiên. Hoạt chất, dịch chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tự nhiên).
7 Thời gian & phương thức dùng
  • Thường xuyên, suốt đời.
  • Khó sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt.
  • Thường xuyên, suốt đời.
  • Có sản phẩm cho các đối tượng đặc biệt.
8 Mục đích sử dụng Cung cấp năng lượng, tăng trưởng và phát triển, duy trì sự sống của con người. Bổ sung vào khẩu phẩn ăn hàng ngày, không đại diện cho thực phẩm thường và không phải là duy nhất trong chế độ ăn hàng ngày.

Phân biệt Thực phẩm chức năng và Thuốc chữa bệnh

STT Tiêu chí Thực phẩm chức năng Thuốc chữa bệnh
1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hổi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể.

Có thể có tác dụng dinh dưỡng hoặc không.

Tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ, tác hại bệnh tật.

Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điểu chỉnh chức năng sinh lý cơ thể.

Bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine (vắc xin), sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.

2 Công bố trên nhãn và công nghệ sản xuất
  • Là thực phẩm chức năng.
  • Sản xuất theo Luật Thực Phẩm.
  • Công nghệ: chiết, nghiền.
  • Tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn.
  • Thời gian nghiên cứu ra sản phẩm nhanh hơn.
  • Là thuốc chữa bệnh.
  • Sản xuất theo Luật Dược.
  • Công nghệ: chiết, tách, tổng hợp.
  • Tiêu chuẩn nghiêm ngặt
  • Thời gian nghiên cứu ra sản phẩm lâu hơn.
3 Thành phần, hàm lượng và hiệu quả
  • Hỗn hợp nhiều chất, hoạt chất tự nhiên có trong chuỗi cung cấp thực phẩm.
  • Xấp xỉ nhu cầu sính lý hàng ngày của cơ thể.
  • Hiệu ứng sinh lý đến chậm nhưng bền vững.
  • Thường là hóa chất tổng hợp tạo thành các phân tử.
  • Hàm lượng cao.
  • Hiệu ứng mạnh mẽ nhanh chóng trong cơ thể.
4 Ghi nhãn
  • Là thực phẩm chức năng (TPCN)
  • Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.
  • Là thuốc có tác dụng chữa bệnh.
  • Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.
5 Điều kiện sử dụng
  • Người tiêu dùng tự mua ở siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng,…
  • Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Phải đến khám bệnh và được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6 Đối tượng dùng Người khỏe và Người bệnh Người bệnh
7 Điều kiện phân phối
  • Bán lẻ, bán ở siêu thị, cửa hàng tiện ích,…
  • Được phép bán dưới hình thức đa cấp.
  • Bán tại hiệu thuốc có dược sĩ.
  • Cấm bán dưới hình thức đa cấp.
8 Cách dùng
  • Có thể sử dụng thường xuyên, liên tục bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Sử dụng an toàn, ít tai biến, tác dụng phụ.
  • Sử dụng theo từng đợt.
  • Có nguy cơ biến chứng, tai biến, tác dụng phụ.
9 Nguồn gốc, nguyên liệu Tự nhiên Tự nhiên hoặc Tổng hợp
10 Tác dụng
  • Tác dụng lan tỏa, hiệu quả chung.
  • Tác dụng chuẩn hóa (không có tác dụng âm tính).
  • Tác dụng chữa 1 chứng bệnh, bệnh cụ thể.
  • Có tác dụng âm tính.
11 Sư giao thoa Giống nhau
  • Prohormone;
  • Prosteroid;
  • Hoạt chất dược thảo;
  • Công thức hóa học;
  • Cơ chế tác dụng sinh học (VD: chất ức chế COX-2)
Khác nhau
  • An toàn hơn;
  • Liều dùng sinh lý;
  • Ít an toàn hơn (tác dụng phụ);
  • Liều dùng cao;

Kết luận

Hiện nay, trên thị trường nước ta sản phẩm thực phẩm chức năng tương đối phổ biến không chỉ có sản phẩm nhập khẩu mà còn có sản phẩm sản xuất trong nước. Chúng ta có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng bán thực phẩm chức năng, hiệu thuốc và các kênh mua sắm không chính thống khác.

Khi xem quảng cáo hay mua thực phẩm chức năng, bạn sẽ được khuyến cáo là: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Nhưng thực tế các nhà kinh doanh thường “thổi phồng” công dụng của Thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng bị ảo tưởng, nghĩ rằng Thực phẩm chức năng tốt đến mức có thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Suy nghĩ này là hoàn toàn không đúng!

Hiện nay cơ quan nhà nước đã xiết chặt, từ chối việc cấp phép công bố thực phẩm chức năng nếu doanh nghiệp cố tình để công dụng gây hiểu nhầm giữa thực phẩm chức năng và thuốc. Xem thêm: 9 trường hợp khi làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp số công bố.

Thực phẩm chức năng không thể là thuốc và không bao giờ thay thế được thuốc. Các bạn khi mua sản phẩm nên chú ý để tránh nhầm lẫn. Đừng quá tin lời người bán và hi vọng vào một “tác dụng thần kỳ” của sản phẩm.

Xem thêm: Lịch sử phát triển của ngành Thực phẩm chức năng

Bài viết có sự tham khảo từ:

  1. Nhiều nguồn thông tin trên Internet;
  2. Tài liệu về Thực phẩm chức năng của PGS.TS. Trần Đáng (Hiệp hội TPCN Việt Nam)

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50