Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng ngày càng phổ biến trên thị trường nước ta. Đó là một trong những mặt hàng ngày càng hot, kinh doanh có lãi cao do nhu cầu thị trường trong nước tăng rất nhanh. Chính vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đến ngành nghề kinh doanh này. Tuy nhiên việc kinh doanh thực phẩm chức năng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi doanh nghiệp, cá nhân phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe của nhà nước.

Để bạn dễ hình dung về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng sau đây chúng tôi sẽ chia ra thành kinh doanh thực phẩm chức năng sản xuất trong nước và kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu.

Kinh doanh thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Doanh nghiệp, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Phải có đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng trong ngành nghề kinh doanh của công ty;
  3. Phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế;
  4. Đã thực hiện thủ tục công bố cho thực phẩm chức năng mà công ty tiến hành sản xuất kinh doanh tại Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế.

Ngoài các điều kiện đó ra, thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện khác liên quan đến hệ thống sản xuất, nhân sự, hồ sơ sản xuất,… và các điều kiện liên quan đến bảo quản, vận chuyển thực phẩm theo quy định tại điều 28 nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Lưu ý: các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng kể từ ngày 1/7/2019 phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu

Cũng giống như thực phẩm sản xuất trong nước, doanh nghiệp khi kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện:

  1. Có giấy phép kinh doanh;
  2. Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
  3. Có giấy xác nhận công bố chất lượng sản phẩm đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đã nhập khẩu tại Cục an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng và tại Chi cục vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.
  4. Có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp – có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (cần hợp pháp hóa lãnh sự).
  5. Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm / Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Trên đây là một số điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi muốn thực hiện việc kinh doanh thực phẩm chức năng, đưa sản phẩm ra thị trường. Nếu có vướng mắc xin liên hệ với chúng tôi để hiểu rõ hơn và chi tiết nhất có thể quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm:

Ngày cập nhật: 12/08/2019


Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

0904.55.99.50