Chỉ dẫn địa lý được xác định là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm có nguồn gốc từ một địa phương, một khu vực, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể (xem khái niệm). Sản phẩm được đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể coi như một sự đảm bảo về chất lượng, danh tiếng vì được sản xuất theo phương pháp truyền thống đặc thù hoặc nhờ vào điều kiện địa lý đặc trưng của vùng miền đó. Vì vậy, sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh và giá trị cao hơn so với sản phẩm cùng loại chỉ mang nhãn hiệu thông thường.
Hiện nay, chính phủ đang thúc đẩy các địa phương đăng ký chỉ dẫn địa lý cho những đặc sản của địa phương mình vì đây là một đối tượng sở hữu công nghiệp mang lại nhiều giá trị kinh tế và thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng khi tìm hiểu thủ tục và cách thức thực hiện các bước đăng ký.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ ;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ;
- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ;
2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:
- Chỉ dẫn địa lý đó là có thật ;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải có xuất xứ tại nơi đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do phương pháp chế biến hoặc điều kiện địa lý đặc thù của khu vực;
- Chỉ dẫn địa lý không được trùng hoặc gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
Quyền đăng ký và sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước Việt Nam. Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho một tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng.
Pháp luật Việt Nam không bảo hộ cho Chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài mà tại quốc gia đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc hiện nay không còn được sử dụng.
3. Quy trình đăng ký
Tiếp đó, InvestOne sẽ phối hợp cùng địa phương để tổ chức khảo sát, hội thảo, đánh giá về tính chất địa lý tạo nên sản phẩm đặc thù của địa phương.
- Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- 10 mẫu thể hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lý với kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm;
- Bản mô tả đặc điểm (tính chất), chất lượng, danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
- Giấy ủy quyền (do InvestOne thực hiện);
- Các chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Thẩm định hình thức đơn:
1 tháng
kể từ ngày nộp đơn; - Công bố đơn hợp lệ:
2 tháng
kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. - Thẩm định nội dung đơn:
6 tháng
kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.
Trong suốt khoảng thời gian đó, InvestOne sẽ theo dõi tình trạng đơn trên Cục để kịp thời sửa đổi, bổ sung khi có công văn yêu cầu.
4. Một số lưu ý
Chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ không chỉ bởi một hệ thống theo thủ tục đăng ký như đã đề cập ở trên mà còn được bảo hộ bởi các công cụ pháp lý thay thế như nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp, tuy nhiên giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể bị đình chỉ trong trường hợp mà các điều kiện địa lý liên quan đến uy tín, chất lượng, đặc tính của sản phẩm bị thay đổi làm mất đi danh tiếng, chất lượng hoặc đặc điểm của sản phẩm.
5. Dịch vụ của InvestOne Law Firm
- Tư vấn về cách thức thực hiện quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã được cấp văn bằng bảo hộ;
- Thực hiện sửa đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan;
- Xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý;
- Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan;
Liên hệ InvestOne nếu bạn cần tư vấn thêm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NHẤT AN (InvestOne Law Firm)
Hotline: 0904.55.99.50
Fax: (+84) 24 32242475
Email: info@investone.com.vn